Thứ Hai, 11 tháng 3, 2013

Bài số 25: Uẩn khúc trong vụ tranh chấp chuyển nhượng công ty CPTĐ Ydược Bảo Long?

Uẩn khúc trong vụ tranh chấp chuyển nhượng công ty CPTĐ Y dược Bảo Long?

Xem tin gốc:

http://www.baomoi.com/Uan-khuc-trong-vu-tranh-chap-chuyen-nhuong-cong-ty-CPTD-Y-duoc-Bao-Long/45/8396898.epi



Vụ ký hợp đồng chuyển nhượng tài sản, vốn cổ phần, pháp danh thương hiệu giữa Công ty Cổ phần Tập đoàn Y dược Bảo Long (gọi tắt là Bảo Long- đơn vị đã nhận Cúp Tự hào thương hiệu Việt của Báo Đại Đoàn kết) và Công ty Cổ phần Tập đoàn Đầu tư Xây dựng và Du lịch Bảo Sơn (gọi tắt là Bảo Sơn) đã phát sinh tranh chấp. Bảo Sơn đã khởi kiện ra tòa. Tuy nhiên sau bốn tháng thụ lý, Tòa án đã đình chỉ vụ án vì nguyên đơn rút đơn. Xung quanh vấn đề này có nhiều dư luận... Chúng tôi đã có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Hữu Khai- Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc Bảo Long.

Ông Nguyễn Hữu Khai thay mặt công ty Bảo Long nhận cúp Tự hào thương hiệu Việt năm 2011




PV:- Thưa ông, trong vụ tranh chấp hợp đồng chuyển nhượng này, theo Bảo Long thì Bảo Sơn phải thanh toán cho Bảo Long giá trị thương hiệu của Công ty Cổ phần Tập đoàn Y dược Bảo Long, bản quyền sản phẩm của Công ty Cổ phần Tập đoàn Y dược Bảo Long và giá trị thương hiệu của Bệnh viện đa khoa tư nhân Bảo Long. Tại sao hai bên không định giá các giá trị thương hiệu trên khi ký hợp đồng chuyển nhượng, để sau đó mới đề cập vấn đề này?
Ông Nguyễn Hữu Khai: - Theo biên bản ghi nhớ, Bảo Sơn sẽ đầu tư nâng cấp Công ty Cổ phần Tập đoàn Y dược Bảo Long đạt tiêu chuẩn Quốc tế GMP và nâng cấp Bệnh viện đa khoa Bảo Long thành bệnh viện đạt tiêu chuẩn quốc tế. Ngày 15 tháng 2 năm 2011 Bảo Sơn đã đầu tư vào Bảo Long 30 tỷ đồng. Sau đó Bảo Long tôn vinh ông Nguyễn Trường Sơn giữ chức Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Y dược Bảo Long. Ngày 28 tháng 2 năm 2011, tân Chủ tịch Nguyễn Trường Sơn ra quyết định về việc giao khoán kinh doanh hạch toán độc lập: "...Giao cho Tiến sĩ Nguyễn Hữu Khai tổ chức quản lý và điều hành hoạt động giáo dục, đào tạo, khám chữa bệnh và sản xuất kinh doanh Đông dược theo hình thức hạch toán độc lập. Khi có nhu cầu bổ sung vốn thì lập tờ trình Chủ tịch hội đồng quản trị. Tiến sĩ Nguyễn Hữu Khai được quyền sử dụng toàn bộ khuôn viên Bảo Long... ”


Căn cứ vào các văn bản trên, chúng tôi hiểu rằng Bảo Long vẫn được duy trì và CBCNV có công ăn việc làm tốt hơn nhờ sự đầu tư nâng cấp của Bảo Sơn. Bởi thế khi ký hợp đồng chuyển nhượng chúng tôi không nỡ yêu cầu Bảo Sơn định giá và thanh toán giá trị thương hiệu. Thế nhưng, cứ sau vài ngày (mỗi khi Bảo Sơn thực hiện được một việc riêng) thì lại giảm trừ chức năng quyền hạn và quyền lợi của chúng tôi và cuối cùng sa thải hết CBCNV Bảo Long! Cụ thể là: Ngày 26 tháng 4 năm 2011 Bảo Sơn yêu cầu các thành viên của Bảo Long đứng tên trong giấy chứng nhận doanh nghiệp ký chuyển nhượng vốn cổ phần. Sau khi hoàn thiện thủ tục thì ngày 17 tháng 5 năm 2011 Bảo Sơn đã bổ nhiệm bà Phan Thu Hà (người của Bảo Sơn) giữ chức giám đốc tài chính Bảo Long (giảm bớt chức năng quyền hạn của Tiến sĩ Nguyễn Hữu Khai). Rồi đến ngày 25 tháng 5 năm 2011 bằng hợp đồng số 03/HĐLĐ/2011 Bảo Sơn không coi Tiến sĩ Nguyễn Hữu Khai là "người nhà” nữa mà coi là một chuyên gia cao cấp được mời giữ chức vụ Tổng giám đốc Bảo Long. Đến ngày 28 tháng 5 năm 2011 Bảo Sơn lại ra thông báo số 391/2011/TB về việc cơ cấu lại tổ chức, bổ sung ông Nguyễn Tiến Lợi (người của Bảo Sơn) làm giám đốc điều hành, (giảm tiếp chức năng quyền hạn về điều hành của Tiến sĩ Nguyễn Hữu Khai). Ngày 6 tháng 6 năm 2011, ông Nguyễn Trường Sơn ra quyết định: "Miễn nhiệm chức Tổng giám đốc và chấm dứt hợp đồng lao động với Tiến sĩ Nguyễn Hữu Khai”. Ngày 8 tháng 6 năm 2011 Bảo Sơn dồn toàn bộ y bác sỹ, dược sỹ, cán bộ công nhân viên của Bệnh viện đa khoa Bảo Long, Công ty Cổ phần tập đoàn Y dược Bảo Long cùng giáo viên, huấn luyện viên và công nhân viên của Trường Phổ thông Võ thuật Bảo Long vào một công ty nhỏ giao cho ông Nguyễn Hữu Khai chịu trách nhiệm quản lý và ký hợp đồng lao động với họ. Ngày 10 tháng 6 năm 2011, Bảo Sơn thay đổi giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp Bệnh viện đa khoa Bảo Long thành bệnh viện đa khoa Bảo Sơn và thay hết những thành viên cũ của Bảo Long. Ngày 17 tháng 6 năm 2011 Bảo Sơn thay đổi giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp Công ty Cổ phần Tập đoàn Y dược Bảo Long, thay hết danh sách thành viên cũ của Bảo Long. Ngày 2 tháng 8 năm 2011 Bảo Sơn ra quyết định đóng cửa tất cả các chi nhánh, cửa hàng đại lý thuốc của Bảo Long trên toàn quốc. Ngày 5 tháng 8 năm 2011, Bảo Sơn cho bệnh viện đa khoa Bảo Sơn ngưng hoạt động...Đó cũng là lúc chúng tôi phải đòi lại sự công bằng và thành quả mà hơn hai mươi năm qua đã xây đắp bằng mồ hôi nước mắt và bằng cả máu của mình!


Theo ông thì giá trị thương hiệu Công ty Cổ phần Tập đoàn Y dược Bảo Long và Bệnh viện đa khoa Bảo Long là bao nhiêu?


- Xác định giá trị thương hiệu Công ty Cổ phần Tập đoàn Y dược Bảo Long và Bệnh viện đa khoa Bảo Long không khó. Bởi các tổ chức chuyên môn Quốc tế và Bộ Tài chính nước ta đã ban hành những phương thức định giá. Những thương hiệu của Việt Nam đã được định giá và chuyển nhượng trong những năm gần đây: Như Hãng Colgate (Mỹ) đã mua thương hiệu kem đánh răng "Dạ Lan” với giá 3 triệu USD tương đương 60 tỷ đồng. Công ty Unilever đã mua thương hiệu kem đánh răng P/S với giá 5 triệu USD tương đương 100 tỷ đồng. Tập đoàn Vina Capital mua 20% thương hiệu "Yến Việt” với giá 7,5 triệu USD tương đương 150 tỷ đồng (Tổng giá trị thương hiệu "Yến Việt” bằng 35 triệu USD tương đương 700 tỷ đồng). Đầu năm 2011Công ty Unicharm (Nhật Bản) mua thương hiệu Diana với giá 184 triệu USD tương đương 4000 tỷ đồng. Ngày 01 tháng 02 năm 2012 Tập đoàn Bia Carlsberg Đan Mạch đã mua thương hiệu Bia Huda (Huế) với giá 2.200 tỷ đồng...Việc định giá trị thương hiệu có nhiều phương pháp. Trong đó có cách định giá theo thỏa thuận giữa hai bên chuyển nhượng và theo phương thức so sánh. Thương hiệu Công ty cổ phần tập đoàn y dược Bảo Long được tôn vinh là Thương hiệu mạnh Việt Nam; Thương hiệu Việt Nam hàng đầu Top 100; Giải thưởng Sao vàng đất Việt; Cúp vàng Tự hào thương hiệu Việt... có thể so sánh với thương hiệu "Diana”? Bệnh viện đa khoa Bảo Long là một thương hiệu thân thiện, y đức và hiệu quả, là niềm tin của bệnh nhân khắp cả nước và Việt Kiều.


Nếu ông Nguyễn Trường Sơn đề nghị hoàn trả pháp danh thương hiệu Công ty Cổ phần Tập đoàn Y dược Bảo Long và Bệnh viện đa khoa Bảo Long thì ông có chấp nhận không?


- Thương hiệu là danh dự, là uy tín, là mãi lực...Nay Bảo Sơn đã cố tình để Công ty Cổ phần Tập đoàn Y dược Bảo Long bị phạt, bị thu giấy phép hoạt động, về vấn đề này cũng đã thông báo trên chương trình thời sự VTV1. Còn đối với Bệnh viện Đa khoa Bảo Long thì ông Sơn đã đổi tên thành Bệnh viện đa khoa Bảo Sơn và cho ngưng hoạt động... Thì nay còn gì để hoàn trả "Bảo Long”?

Khoản tiền chuyển nhượng 227.513.174.701 đồng mà Bảo Sơn đã trả cho Bảo Long, tại sao Bảo Long không bàn giao cơ sở cho Bảo Sơn?

- Bảo Long đã nhận số tiền 227.513.174.701/đồng của Bảo Sơn. Trong đó gồm: "...Giá trị toàn bộ diện tích đất 53.382,7m2 là: 163.991.980.000 đồng (Có phụ lục kèm theo). Giá trị công trình xây dựng trên đất là: 63.521.194.701 đồng (Có phụ lục chi tiết kèm theo). Tuy nhiên hai bên không phải ký hợp đồng chuyển nhượng đất và công trình xây dựng trên đất mà ký hợp đồng chuyển nhượng tài sản, vốn cổ phần, pháp danh thương hiệu... gồm 10 khoản, Bảo Sơn mới thanh toán hai khoản vậy hợp đồng chưa được thực hiện. Bởi vậy Bảo Long chưa viết hóa đơn, chưa thanh lý hợp đồng và chưa bàn giao cơ sở!


Thưa ông, nghe nói đôi bên còn có những khoản vay, trả lãi gây tranh cãi. Ông có thể cho biết đôi điều về vấn đề này?


- Trong quá trình diễn ra sự việc, Bảo Sơn cho Bảo Long vay số tiền 30 tỷ đồng với lãi suất là 2,2%/tháng. Đây là hình thức đặt cọc cho việc hợp đồng chuyển nhượng vốn cổ phần và tài sản doanh nghiệp cùng Bản quyền thương hiệu sản phẩm. Khi thực hiện hợp đồng chuyển nhượng đã trừ số tiền giá trị tài sản chuyển nhượng vào khoản 30 tỷ đồng nói trên. Hợp đồng khoán kinh doanh số tiền là 5 tỷ đồng Bảo Long phải trả lãi cho Bảo Sơn mỗi tháng 120 triệu đồng. Hợp đồng khoán đầu tư số tiền là 5 tỷ đồng. Bảo Long trả lãi cho Bảo Sơn mỗi tháng 120 triệu đồng. Lý do có hai hợp đồng này là: Còn nhiều khoản Bảo Sơn chưa thanh toán cho Bảo Long. Trong lúc Bảo Long cần vốn hoạt động và thanh toán cho các cổ đông. Hai bên đã thống nhất việc xử lý tình thế đó là Bảo Sơn ký hợp đồng cho Bảo Long vay tiền theo hình thức khoán kinh doanh và khoán đầu tư.


Đầu tháng 3 năm 2011, khi Bảo Sơn yêu cầu các thành viên của Bệnh viện đa khoa Bảo Long ký hợp đồng chuyển nhượng vốn cổ phần với tổng số tiền là: 5.100.000.000 đồng. Lẽ ra Bảo Sơn phải thanh toán, nhưng lại vin nhiều lý do và giải quyết tình thế bằng ký hợp đồng khoán kinh doanh. Cuối tháng 4 năm 2011 khi Bảo Sơn yêu cầu các thành viên đứng tên trong giấy đăng ký doanh nghiệp Công ty Cổ phần Tập đoàn Y dược Bảo Long ký chuyển nhượng vốn cổ phần với số tiền là 27 tỷ đồng lẽ ra phải thanh toán 27 tỷ đồng thì cũng vin vào lý do thực tại để giải quyết tình thế là ký hợp đồng khoán đầu tư. Thực tế Bảo Sơn thừa hiểu họ không có chức năng cho vay, lại càng không có tư cách mang danh nghĩa khoán kinh doanh và khoán đầu tư cho đơn vị đối tác. Việc xử lý số tiền 10 tỷ nói trên, thực tế là thanh toán các khoản chuyển nhượng nhưng Bảo Sơn luôn muốn làm theo kiểu cách riêng, còn Bảo Long khi ấy chỉ đơn giản là trong lúc cần tiền, ký vay phải trả lãi cho Bảo Sơn thì khỏi phải trả lãi cho cổ đông. Còn thủ tục thì giai đoạn cuối sẽ được khấu trừ...! Bởi Bảo Sơn không tiếp tục thanh toán các khoản chuyển nhượng cho Bảo Long nên việc trả lãi như đã ký Bảo Long yêu cầu khấu trừ và đề nghị Bảo Sơn sớm quyết toán...!


Hiện nay tình hình hoạt động của các đơn vị còn lại thuộc Tập đoàn Bảo Long như thế nào, thưa ông?


- Hiện nay Bảo Sơn không còn gây rối và quậy phá. Khuôn viên Bảo Long đã trở lại thanh bình. Sản phẩm Đông dược Bảo Long vẫn được khách hàng tin tưởng ưa dùng và mãi lực luôn tăng trưởng. Bệnh nhân khắp cả nước vẫn tìm về Bảo Long chữa bệnh. Bị mất bệnh viện, Bảo Long đã thành lập nhiều phòng chẩn trị Bảo Long Đường nhưng bị hạn chế là đối với bệnh nhân bại liệt và bệnh nhân phải theo dõi, chăm sóc hàng giờ thì không nhận được, bởi phòng chẩn trị không được phép lưu trú bệnh nhân. Trường Phổ thông Võ thuật Bảo Long vẫn duy trì huấn luyện đào tạo võ sinh năng khiếu. Nay học sinh cũ hầu hết đã trở về trường và có thêm nhiều học sinh mới.

Xin cảm ơn ông!


Thu Nguyệt

(thực hiện)




Theo báo Đại Đoàn Kết số CN ra ngày 8/1/2012.

Xây dựng thương hiệu để đạt giá trị lớn


Thương hiệu chính là hình ảnh, cảm xúc mà người tiêu dùng nghĩ đến một công ty hoặc một sản phẩm. Thương hiệu thành công không chỉ là mạnh về tài chính mà còn phải là một thương hiệu giàu tính nhân văn. Cái gốc là từ con người. Từ người đứng đầu, làm chủ sự nghiệp đến các cộng sự rồi đến tập thể cán bộ công nhân viên.



Đại diện Tập đoàn Bảo Long nhận Cúp vàng Tự hào thương hiệu Việt Ảnh:Hoàng Long

Một nhân vật mang nhân cách sống lành mạnh có ấn tượng tốt đẹp, được công chúng tin yêu mến mộ thì khi làm ra sản phẩm rất dễ được chấp nhận. Đồng thời khi những danh tiếng, những hàng hóa được quan tâm nổi trội thì người ta sẽ tìm hiểu đến người làm ra nó, nếu người làm ra nó mà có tình cảm, có niềm tin yêu trong công chúng thì ấn tượng tốt đẹp cùng danh tiếng những hàng hóa đó được nhân lên gấp bội và bền vững. Chính vì vậy người đứng đầu cần phải xây dựng một nhân cách chuẩn mực có định hướng, có tiêu chí và có tiêu chuẩn cụ thể (vấn đề này đã có trong giáo huấn của các bậc hiền triết cổ xưa, đặc biệt là Đạo giáo của Đức Khổng Tử) với thuyết tam cương, ngũ thường (Tam cương là 3 cương lĩnh sống gồm Trung, Hiếu, Dũng. Ngũ thường là 5 cách tu thân gồm: Nhân, Nghĩa, Lễ, Trí, Tín ) và tu dưỡng theo 5 tiêu chuẩn để trở thành một chính nhân quân tử: Thực bất cầu bão (ăn không cầu no); Cư bất cầu an (ở không cầu yên); Bần bất di (nghèo không bỏ); Phú quý bất dâm (giầu có không sa đọa); Uy vũ bất năng khuất (Không khuất phục trước bạo lực).

Trong bức họa Hoa Sen của người xưa có 8 chữ: Tri túc, cảm ân, thiện giải, bao dung. Ýngười xưa muốn theo tứ đức của Hoa Sen để tu thân dựng nghiệp.

Hoa Sen là biểu tượng của bậc chính nhân quân tử, bởi nó hội đủ tứ đức.

Tri túc, cảm ân, thiện giải, bao dung


Tri túc: Nghĩa là biết đủ. Làm người ít ai “biết đủ” (Biết đủ chẳng nhục, biết dừng chẳng nguy). Hoa sen vươn lên từ trong bùn lầy, nở hoa rực rỡ, tỏa hương ngào ngạt, kết quả ngọt bùi. Ra hoa nào, kết quả hoa đó, một hoa kết nhiều quả, đó cũng là biểu tượng của thành quả. Mùa Đông, sen lặng lẽ ẩn mình không lộ diện trong không gian. Trong khi đó nhiều loài cây sống leo lắt, sống tàn lụi nhưng vẫn cố tình lộ diện…



- Cảm ân: Là biết ân huệ, từ gốc tới ngọn sen đều là thuốc quý chữa bệnh, hoặc là thực phẩm để trả nghĩa cho người trồng.


-Thiện giải: Là thiện tâm, hiền lành trong ứng xử, trong giải quyết sự việc. Vì lý do gì đó chúng ta lội xuống đầm sen chà, phá như kẻ thù của nó. Sen có gai nhưng quắp vào, không nỡ cào xước kẻ thu….


- Bao dung: Là thương yêu, che chở. Hoa sen là biểu tượng của tình mẫu tử, huynh đệ, chở che, yêu thương, đùm bọc. Lá lớn che lá non, lá lành che lá rách, lá rách ít che lá rách nhiều, quần tụ bên nhau vượt qua mưa giông bão tố. Lá bảo vệ hoa, hoa điểm trang cho lá tạo nên một sự hài hòa ấm áp như lẽ sống đời thường.


Đạo lý thực sự rất thiết thực, hữu ích và không thể thiếu được trong mọi thành đạt. Bởi người đứng đầu doanh nghiệp sẽ có sức ảnh hưởng lan tỏa mạnh mẽ đến toàn bộ nhân viên. Khi ý chí, lý tưởng và nhân cách của người lãnh đạo trở thành mục tiêu phấn đấu của đa số cán bộ, công nhân viên thì sẽ tạo thành một nét văn hóa độc đáo mang bản sắc riêng của công ty và đó cũng chính là thương hiệu. Thương hiệu là một tài sản vô hình của doanh nghiệp. Có những thương hiệu giá trị gấp hàng trăm, hàng ngàn lần so với tài sản hiện hữu như thương hiệu CocaCola ngày 19-9-2009 được định giá 68,7 tỷ USD. Trong khi đó tài sản hữu hình chỉ gần 10 triệu USD.


Tập đoàn Y dược Bảo Long là một trong hai đơn vị trong cả nước được Cục Sở hữu trí tuệ Việt nam và Tổ chức sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO) bình chọn là đơn vị thành công trong việc xây dựng nhãn hiệu và thương hiệu. Ngày 7-6-2011 TS Nguyễn hữu Khai – Tổng giám đốc Tập đoàn Y dược Bảo long đã được mời dự hội thảo và phát biểu tham luận tại Hội thảo quốc tế về: “Phát triển thương hiệu từ nhãn hiệu…”.


Báo Người cao tuổi số 696 ra ngày 8-10-2011 đã hình tượng hóa Tập đoàn Y dược Bảo Long là: “con rồng từ đất chui lên” trong bài ” Chúng tôi không nhượng bộ nữa”. Thật sâu sắc và ấn tượng. Chỉ thế đã đủ hiểu xuất xứ và chặng đường trầm luân khổ ải trong quá trình xây dựng và trưởng thành của “Bảo Long”. Hàng ngàn bài phóng sự, ký sự của báo viết, báo hình và đặc biệt là truyện phim với 25 tập mang tên “Đường Đời” đã khắc họa lên hình ảnh con rồng giản dị, hiền lành, nhân đức, lãng tử nhưng đầy bản lĩnh dũng mãnh, hội đủ tài năng văn võ và khôn khéo trong ứng xử để xây dựng nên một thương hiệu danh giá cho Tổ quốc.


Tiền thân của Tập đoàn Y dược Bảo Long là nhà thuốc “Ngũ Long dược phòng”, được thành lập năm 1987 từ nhóm học sinh y võ do lương y, võ sư Nguyễn Hữu Khai đào tạo. Có 5 sản phẩm đặt tên theo ngũ hành: Kim Long, Mộc Long, Thủy Long, Hỏa Long, Thổ Long. Tiếp thị bằng hình thức “Sơn đông mãi võ”. 1989 hợp tác với Công an thành phố Hồ Chí Minh, thành lập Xí nghiệp Đông Nam dược Bảo Long. Ngày 15-4-1993 thì thành lập Công ty Đông Nam dược Bảo Long. Trong những năm đầu gây dựng, thầy trò “Bảo Long” nay đây mai đó như chiếc thuyền bồng bềnh trên biển thương trường. Luôn bị các đối thủ cạnh tranh, chèn ép. Cơ sở phải chuyển địa điểm tới 17 lần và đã nhiều lần trắng tay… ! Những năm cuối thập kỷ 90, “Bảo Long” phát triển như một hiện tượng không chỉ mở rộng thị trường trong nước mà còn xuất khẩu ra nước ngoài. Thương hiệu của Bảo Long bay xa theo từng chuyến hàng. Danh tiếng của Thầy Khai cũng vang xa khắp chốn mọi nơi đến với cả bạn bè quốc tế. Thừa thế Bảo Long đã kéo quân ra Bắc xây dựng cơ sở tại Hà Nội, chọn vùng đất địa linh nhân kiệt xứ Đoài (Cổ Đông, thị xã Sơn Tây) để lập đại bản doanh. Ngày đầu còn hoang sơ, chẳng hiểu từ bao giờ, đoạn đường cây số 10 này thường xuyên xảy ra tai nạn chết người nên người dân nơi đây gọi là: “cây số chết”. Khi chọn vị trí và tiến hành đào móng xây nhà, thì thấy những di vật và nền móng của ngôi chùa đã bị vùi lấp. Ngay sau đó Thầy Khai đã cho dời vị trí xây văn phòng ra chỗ khác và chính nơi đó ông đã cho xây một khu văn hóa tâm linh để tôn thờ tưởng niệm các bậc Danh y tiền bối và các bậc Thánh võ. Đồng thời là nơi để các võ sinh tĩnh tâm luyện khí công và là nơi để cán bộ, công nhân cùng bệnh nhân giải thoát tâm lý áp lực căng thẳng của mình. Thấy trống trải, những bệnh nhân từ thiện và “thập tử nhất sinh ” được cứu sống tại Bệnh viện đa khoa Bảo Long đã rước tượng Phật tới cung tiến. Vì thế đến nay nơi đó đã trở thành một ngôi chùa. Thầy Khai cũng cho lập Miếu “Hàn lâm sở” để quy tụ cô hồn không nơi nương tựa. Ngày rằm, mồng một, cán bộ, công nhân viên Bảo Long và bà con dân làng đều thành tâm nhang khói. Lạ thay, kể từ ngày “Bảo Long” khai quang, các vụ tai nạn trên cung đường cây số 10 giảm dần và trở nên thanh bình, quán xá đông vui. Bảo Long liên tục phát triển. Khuôn viên được mở rộng từ 2ha lên đến hơn 5ha. Thành ngữ “Đất lành chim đậu” đúng với cả nghĩa đen của nó, hàng trăm chú bồ câu tìm về ở khắp các góc mái nhà. Hàng ngày tự nhiên đi lại trong khuôn viên rất thân thiện. Các Thầy Việt Nam và Trung Quốc đều bảo: đây là mảnh đất thiêng có long mạch rất hợp với sự nghiệp giáo dục và làm phúc cứu người…


Võ sư, nhà văn, tiến sĩ y học Nguyễn hữu Khai còn là một doanh nhân giỏi và là một thủ lĩnh tài ba thao lược đã cùng anh chị em và học trò xây dựng Tập đoàn Y dược Bảo Long với 15 công ty, trường học, bệnh viện… gần 1.000 CBCNV thương yêu đoàn kết trong mái ấm ” Bảo Long “như anh em một nhà. Nay đã có một khuôn viên gần 6ha nhà xưởng khang trang, rợp bóng cây xanh. Đó là thành quả được “Bảo Long” dày công xây đắp bằng mồ hôi nước mắt và bằng cả máu của mình. Một số anh em đã vĩnh viễn ra đi trong khi làm nhiệm vụ. Thầy Khai mấy lần cạn nước mắt đau xót vĩnh biệt đệ tử của mình. Anh chị em thương nhớ lập ban thờ trong khuôn viên “Bảo Long” ngày đêm hương hoa tưởng niệm.


Thương hiệu Bảo Long có uy tín rộng lớn với người tiêu dùng trong và ngoài nước. Hàng chục sản phẩm được cấp giấy phép lưu hành trên toàn lãnh thổ Liên bang Nga, Lastvia, Ucraina, Cộng hòa Séc… Bệnh viện đa khoa Bảo Long là địa chỉ thân thiện của bệnh nhân khắp cả nước và Việt kiều. Đặc biệt là đã được các vị lãnh đạo Đảng, Nhà nước ta cùng các vị lãnh đạo Đảng, Nhà nước Lào, Campuchia tin tưởng, thường xuyên đến thăm và khám chữa bệnh. Trong những năm qua đã điều trị thành công nhiều căn bệnh hiểm nghèo được các cơ quan truyền thông đăng tin ca ngợi là những điều kỳ diệu trong y học… Do ảnh hưởng của sự suy giảm kinh tế toàn cầu, “Bảo Long” gặp phải tình trạng vô cùng khó khăn về tài chính. Đầu năm 2011 đã phải chuyển nhượng toàn bộ diện tích đất, tài sản xây dựng trên đất cùng vốn cổ phần và thương hiệu: Công ty cổ phần Tập đoàn Y dược Bảo Long và Bệnh viện đa khoa Bảo Long. Vậy giá trị thương hiệu Công ty cổ phần Tập đoàn Y dược Bảo Long và Bệnh viện đa khoa Bảo Long là bao nhiêu?


Hiện nay việc định giá thương hiệu không còn xa lạ đối với quốc tế và cả nước ta. Tuy nhiên, giá giá trị tiềm ẩn của thương hiệu thật khó hình dung nếu không phải là nhà chuyên môn. Năm 2010 trang Web:http://www.interbrand.com công bố các thương hiệu có giá trị nhất trên thế giới: Coca – Cola = 70,452 tỷ USD; IBM = 64,727 tỷ USD; Microsoft = 60,895 tỷ USD; Google = 43,557 tỷ USD; GE = 42,808 tỷ USD, McDonald’s = 33,578 tỷ USD; Intel = 32,015 tỷ USD; Nokia = 29,479 tỷ USD; Disney = 28,731 tỷ USD; Hewlett – Packard = 28,867 tỷ USD.


Những thương hiệu của Việt Nam đã được chuyển nhượng trong những năm gần đây: Hãng Colgate (Mỹ) đã mua thương hiệu kem đánh răng “Dạ Lan” với giá 3 triệu USD tương đương 60 tỷ đồng. Công ty Unilever đã mua thương hiệu kem đánh răng P/S với giá 5 triệu USD tương đương 100 tỷ đồng. Tập đoàn Vina Capital mua 20% thương hiệu Thực phẩm chức năng “Yến Việt” với giá 7,5 triệu USD tương đương 150 tỷ đồng (Tổng giá trị thương hiệu “Yến Việt” bằng 35 triệu USD tương đương 700 tỷ đồng). Đầu năm 2011, Công ty Unicharm của Nhật mua thương hiệu Diana (băng vệ sinh phụ nữ) với giá 184 triệu USD tương đương với gần 4.000 tỷ đồng. Việc định giá trị thương hiệu có nhiều phương pháp đã được quốc tế và Bộ Tài chính ban hành. Trong đó có việc định giá theo thỏa thuận và theo phương thức so sánh. Thương hiệu Công ty cổ phần Tập đoàn Y dược Bảo Long được tôn vinh là: Thương hiệu mạnh Việt Nam; Thương hiệu Việt Nam hàng đầu Top 100; Giải thưởng Sao Vàng đất Việt; Cúp vàng Tự hào thương hiệu Việt…, được Thủ tướng tặng Bằng khen và Chủ tịch nước tặng Huân chương Lao động hạng Ba. Cùng với những sản phẩm Đông dược nổi tiếng được đông đảo quý khách trong và ngoài nước tín nhiệm ưa dùng có thể so sánh với thương hiệu “Diana”? Bệnh viện đa khoa Bảo Long – Một thương hiệu thân thiện, y đức và hiệu quả được đông đảo công chúng trong nước và Việt kiều tin yêu mến mộ, có thể so sánh với thương hiệu “Yến Việt”?


Nếu “Quý vật gặp quý nhân”, Tập đoàn Y dược Bảo Long gặp được đối tác biết trọng dụng và khai thác thương hiệu thì sẽ trở thành một đơn vị có tiềm lực tài chính mạnh trong tốp các thương hiệu Việt hàng đầu.

NGỌC BẢO
















Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét