Thứ Hai, 11 tháng 3, 2013

Bài số 24: Trở lại bài báo 'Ai có tài sản bị hủy hoại?'

Trở lại bài báo 'Ai có tài sản bị hủy hoại?'

Xem tin gốc:

http://www.baomoi.com/Tro-lai-bai-bao-Ai-co-tai-san-bi-huy-hoai/58/9091207.epi


TP - Số báo ra ngày 28-5, Tiền Phong có bài “Ai có tài sản…”, nói về công dân Phạm Quang Tuất bị khởi tố về hành vi “hủy hoại tài sản”.

Hiện trường xảy ra vụ “Hủy hoại tài sản”.




Theo điều tra của các PV, số tài sản ông Tuất thuê người phá dỡ thuộc tài sản đang tranh chấp giữa hai doanh nghiệp khá nổi tiếng trên thương trường là Cty cổ phần tập đoàn Y dược Bảo Long (gọi tắt Cty Bảo Long) và Cty cổ phần tập đoàn Đầu tư và Du lịch Bảo Sơn (gọi tắt Cty Bảo Sơn).

Trong bối cảnh đó, chưa thể xác định hành vi của ông Tuất gây thiệt hại cho ai, có cấu thành tội phạm không…

Sau khi đăng bài báo trên, đến nay Tiền Phong vẫn chưa nhận được hồi âm từ các cơ quan giải quyết vụ án “hủy hoại tài sản” (Cơ quan CSĐT Công an TP Hà Nội và Viện KSND TP Hà Nội).



Tuy nhiên, Tiền Phong lại nhận được nhiều Công văn của Cty Bảo Sơn (gọi tắt Công văn Bảo Sơn), cho rằng bài báo của Tiền Phong “có một số thông tin không chính xác”, yêu cầu báo “cho đăng cải chính”.

Tranh chấp giữa Cty Bảo Sơn và Cty Bảo Long khá phức tạp, quan hệ kinh tế có dấu hiệu bị hình sự hóa, vụ việc đã được nhiều báo đài phản ánh. Bài viết “Ai có tài sản…” của Tiền Phong không đi sâu vào tranh chấp dân sự giữa hai doanh nghiệp, chỉ phản ánh vụ án hình sự “hủy hoại tài sản” đã được khởi tố.

Để tiếp tục góp phần làm rõ những tình tiết của vụ án, bài viết này đưa ra thêm những góc nhìn mới, đồng thời cũng là để trả lời Công văn Bảo Sơn (Tiền Phong sẽ có văn bản trả lời Cty Bảo Sơn từng vấn đề cụ thể; bài viết này chỉ nêu những vấn đề chính yếu).

1/ Theo Công văn Bảo Sơn, Tiền Phong viết ông Tuất là Chánh văn phòng Cty Bảo Long là “hoàn toàn không đúng”, vì Cty này “chưa bao giờ thuê ông Tuất làm việc cho mình”.

Tiền Phong trả lời: Cty Bảo Long thành lập tháng 11-2007, do ông Nguyễn Hữu Khai làm Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc. Ông Khai đã ký Hợp đồng lao động và bổ nhiệm ông Tuất làm Chánh văn phòng.

Tháng 3-2011, ông Khai ký “Hợp đồng chuyển nhượng vốn cổ phần và tài sản doanh nghiệp cùng bản quyền thương hiệu sản phẩm” với Cty Bảo Sơn (gọi tắt là Hợp đồng Bảo Long - Bảo Sơn), nhưng sau đó Cty Bảo Long với nhân sự mới chưa chấm dứt Hợp đồng lao động, cho thôi chức ông Tuất.

Cần nói thêm, Quyết định khởi tố bị can của CQĐT cũng ghi ông Tuất là “cán bộ văn phòng Cty Bảo Long”.

2/ Theo Công văn Bảo Sơn, Tiền Phong nhận định Cty Bảo Sơn và Cty Bảo Long có tranh chấp là “hoàn toàn sai”, bởi giữa hai doanh nghiệp này “không hề có tranh chấp, có chăng chỉ là việc ông Nguyễn Hữu Khai đang chiếm dụng tài sản của Cty Bảo Long mà thôi”.

Tiền Phong trả lời: Hợp đồng Bảo Long - Bảo Sơn đến nay chưa thanh lý và có dấu hiệu bị vô hiệu; phía Bảo Sơn cho rằng đã chuyển đủ tiền cho Bảo Long song chưa nhận đủ tài sản, còn phía Bảo Long cho rằng Bảo Sơn chưa thanh toán một số khoản tiền nhưng đã làm thủ tục thay đổi thành viên chủ chốt trên Giấy CNĐKDN và chiếm giữ tài sản của Bảo Long…

Theo Bộ luật Dân sự, có căn cứ để nhận định giữa hai Cty đang xảy ra tranh chấp trong việc thực hiện Hợp đồng Bảo Long - Bảo Sơn.

3/ Theo Công văn Bảo Sơn, hàng rào (bị phá) thuộc tài sản Cty Bảo Long (với nhân sự mới) mua của ông Nguyễn Tiến Vinh, còn số cây (bị chặt) thuộc tài sản ông Nguyễn Hữu Khai đã chuyển nhượng cho phía Bảo Sơn, thể hiện trong “Bản cam kết” ông Khai ký ngày 11-7-2011.

Tiền Phong có ý kiến: Hàng rào (bị phá) là tài sản Cty Bảo Long mới mua thêm của ông Nguyễn Tiến Vinh, nhưng việc mua bán diễn ra ở thời điểm chủ sở hữu Cty Bảo Long chưa được phân định rõ ràng, bởi như trên đã nêu, Hợp đồng Bảo Long - Bảo Sơn chưa được thanh lý và đang phát sinh tranh chấp.

Còn số cây bị chặt, bài báo Tiền Phong nêu “chúng không nằm trong tài sản chuyển nhượng quy định tại Hợp đồng Bảo Long - Bảo Sơn cũng như các Phụ lục Hợp đồng” là có căn cứ, bởi “Bản cam kết” Công văn Bảo Sơn nêu không phải là Phụ lục, cũng không phải là Biên bản thanh lý của Hợp đồng Bảo Long - Bảo Sơn.

4/ Theo Công văn Bảo Sơn, Cty Bảo Sơn rút đơn kiện ông Nguyễn Hữu Khai là bởi “Ông Khai đang bị các CQĐT xem xét về hành vi lợi dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản của Cty Bảo Long, do vậy hành vi đó phải được điều tra xử lý theo quy định của luật hình sự, chứ không phải theo luật dân sự”;

Tiền Phong có ý kiến: “Đơn đề nghị rút đơn khởi kiện” do ông Nguyễn Trường Sơn (Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc Cty Bảo Sơn) ký ngày 03-4-2012 và đã gửi đến TAND TP Hà Nội không nhắc đến việc ông Nguyễn Hữu Khai “chiếm đoạt tài sản”, mà ghi rõ: “Tôi kính đề nghị TAND TP Hà Nội chấp nhận cho rút đơn khởi kiện để chúng tôi có thời gian củng cố thêm tài liệu, chứng cứ phục vụ việc giải quyết vụ án và có thêm thời gian thỏa thuận với bị đơn”.

Qua bài báo này, một lần nữa Tiền Phong mong muốn các cơ quan chức năng giải quyết vụ án Trần Quang Tuất cần thận trọng, tránh hình sự hóa quan hệ dân sự.

Tiền Phong sẽ theo dõi diễn biến vụ án, và tiếp tục thông tin tới bạn đọc.

T.P

Đứa con của Đất - Trần Thị Nga - Bảo Nhân


Xem tin gốc:

http://yduocbaolong.vn/vi/tin-noi-bo/chuyen-san--bao-long-mai-am-gia-dinh-/a-9540/dua-con-cua-dat----tran-thi-nga---bao-nhan.aspx

Báo người cao tuổi số 696 ngày 8/10/2011 đã hình tượng hóa “Bảo Long” là “con rồng từ đất chui lên” trong bài Chúng tôi không nhượng bộ nữa của tác giả Minh Cường thật sâu sắc và ấn tượng. Chỉ thế thôi đã đủ để hiểu được xuất xứ và chặng đường gian truân khổ ải trong quá trình xây dựng và trưởng thành của Bảo Long.


Hàng ngàn bài phóng sự, ký sự của báo viết, báo hình và đặc biệt là cả truyện phim với 25 tập mang tên “Đường Đời” đã khắc họa lên hình ảnh con rồng rất giản dị, hiền lành, nhân đức, nhân văn, lãng tử nhưng đầy bản lĩnh dũng mãnh hội đủ tài năng văn võ, cầm kỳ thi họa và mềm mỏng khôn khéo trong ứng xử. Tôi muốn góp thêm những hình ảnh sinh động của “Con rồng từ đất chui lên ấy” trong những khoảnh khắc mà tôi được chiêm nghiệm. Quả vậy đứa con từ đất chui lên ấy luôn bình tĩnh như đất, rắn như đất, dày như đất và bền như đất.  Hồi ấy, Năm Mậu Thìn - 1988 tại Thành phố Hồ Chí Minh. Thầy Khai chế ra năm sản phẩm thuốc đặt tên theo ngũ hành là: Kim Long, Mộc Long, Thủy Long, Hỏa Long, Thổ Long. Sản phẩm rất được ưa chuộng trên thị trường. Sau đó Thầy cho phát triển thêm nhiều loại thuốc nữa. Ông cũng mang tuổi Nhâm Thìn nên khi thành lập công ty đã lấy tên là “Bảo Long”. Chọn con rồng (một trong tứ linh) làm biểu tượng khi xây dựng thương hiệu. Những năm cuối thập kỷ 90, “Bảo Long” phát triển như một hiện tượng không chỉ mở rộng thị trường trong nước mà còn xuất khẩu ra nước ngoài. Thương hiệu của Bảo Long bay xa theo từng chuyến hàng. Danh tiếng của Thầy Khai cũng vang xa khắp chốn mọi nơi đến với cả bạn bè quốc tế. Thừa thế Bảo Long đã kéo quân ra Bắc, và xây dựng cơ sở ở Hà Nội đã chọn vùng đất địa linh nhân kiệt xứ Đoài để lập đại bản doanh. Mặc dù có địa thế rất đẹp. Nằm trên tuyến đường nối liền Sơn Tây - Hà Nội; Sơn Tây - Xuân Mai - Hòa Bình. Phía Nam là làng Văn hóa các dân tộc Việt Nam. Phía Bắc là sân gôn Đồng Mô, trên nữa là khu du lịch K9, Ao Vua, Khoang Xanh, Suối tiên… Nhưng ngày đầu còn hoang hóa, sơ khai. Chẳng hiểu từ bao giờ, đoạn đường cây số 10 này thường xuyên xảy ra tai nạn chết người nên người dân nơi đây gọi là: “cây số chết”. Khi chọn vị trí và tiến hành đào móng xây nhà, nhóm thợ của Bảo Long đã tìm thấy những di vật và nền móng của ngôi chùa xưa kia đã bị vùi lấp. Ngay sau đó Thầy Khai đã cho dời vị trí xây văn phòng ra chỗ khác và chính nơi tìm thấy những di vật đó ông đã cho xây một khu văn hóa tâm linh để tôn thờ tường niệm các bậc danh y tiền bối và các bậc thánh võ. Đồng thời là nơi để các võ sinh tĩnh tâm luyện khí công và là nơi để cán bộ công nhân cùng bệnh nhân giải thoát tâm lý áp lực căng thẳng của mình. Thấy trống trải, những bệnh nhân từ thiện và “thập tử nhất sinh ” được cứu sống đã rước tượng Phật tới cung tiến. Vì thế đến nay trở thành một ngôi chùa. Thầy Khai cũng cho lập Miếu “Hàn lâm sở” để quy tụ cô hồn không nơi nương tựa. Ngày rằm, mồng một, cán bộ công nhân viên Bảo Long và bà con dân làng đều thành tâm nhang khói. Lạ thay, kể từ ngày “Bảo Long” vào khai quang, các vụ tai nạn trên cung đường cây số 10 giảm dần và trở nên thanh bình, quán xá đông vui. Bảo Long liên tục phát triển về quân số và hàng hóa. Khuôn viên được mở rộng từ 2ha lên đến hơn 5ha. Thành ngữ “Đất lành chim đậu” đúng với cả nghĩa đen của nó, hàng trăm chú bồ câu tìm về ở khắp các góc mái nhà. Hàng ngày tự nhiên đi lại trong sân chùa và rất thân thiện với người. Các Thầy Việt Nam và Trung Quốc đều bảo: đây là mảnh đất thiêng có long mạch rất hợp để Thầy Khai dựng nghiệp.  Trong suốt 10 năm an cư lạc nghiệp tại mảnh đất Cổ Đông, thị xã Sơn Tây - Tập đoàn Bảo Long với sự chèo lái thông thái đầy bản lĩnh của Thầy Khai đã gặt hái được rất nhiều thành công mặc dù cũng không ít lần va vấp trong thương trường, bị người đời lừa lọc nhưng ông luôn vững trí đấu tranh, cảm hóa phục thiện kẻ thù để rồi thoát hiểm ngoạn mục trong sự tâm phục khẩu phục của công chúng và đối thủ, đưa “Bảo Long” trở thành một đơn vị điển hình tiên tiến trong các lĩnh vực y học, dược học, võ thuật, giáo dục đào tạo và thể thao văn hóa. Mỗi năm qua đi đều để lại những ấn tượng sâu sắc trong lòng người hâm mộ. Thầy khai được coi là trái tim của “Bảo Long”, là một thủ lĩnh tài ba thao lược đã làm nên một thương hiệu Bảo Long rạng danh, trong sạch và rất đẹp cho đất nước. Đồng thời là điểm đến của nhiều du khách trong và ngoài nước. Đặc biệt là đã vinh dự được các vị lãnh đạo Đảng, Nhà nước ta cùng các vị lạnh đạo Đảng, Nhà nước Lào, Campuchia tin tưởng thường xuyên tới thăm và khám chữa bệnh.  Nhưng năm Tân Mão có lẽ là một năm đáng nhớ nhất của thầy trò “Bảo Long” bởi biến cố khôn lường đã xảy đến trong quá trình hợp tác kinh doanh với “ Bảo Sơn”. Trong bối cảnh kinh tế suy thoái toàn cầu, các doanh nghiệp đứng trên bờ vực phá sản vì thiếu vốn trầm trọng. “Bảo Long” cũng không tránh khỏi vòng xoáy đó. Trong suốt 3 năm liên tục, “Bảo Long ” phải vay vốn từ các nguồn tư nhân với lãi suất gấp nhiều lần ngân hàng để cầm cự, trang trải nợ nần và thực hiện kế hoạch đã định của mình. Vì thế khó khăn ngày càng chồng chất. Ban lãnh đạo “Bảo Long” đã tìm nhà đầu tư liên kết hợp tác bởi không thể đơn phương độc mã chống chọi với sự khủng hoảng của nền kinh tế thị trường. Trong khi các công ty khác chọn giải pháp giảm biên chế nhân sự để tiết kiệm chi phí thì “Bảo Long” vẫn “lá rách ít đùm lá rách nhiều ”, cố gắng đùm bọc, sẻ chia công việc với gần 1.000 nhân viên. Thế rồi Bảo Long đã ký hợp đồng hợp tác liên kết đầu tư với Tập đoàn Bảo Sơn để nâng cấp Bệnh viện đa khoa Bảo Long thành Bệnh viện đa khoa Quốc tế; nâng cấp xưởng sản xuất Đông dược đạt tiêu chuẩn Quốc tế GMP; nâng cấp trường Phổ thông võ thuật Bảo Long (mô hình kết hợp giáo dục văn hóa với võ thuật độc đáo nhất Đông Nam Á) thành trường phổ thông đạt tiêu chuẩn Quốc tế. Bản ghi nhớ hợp tác lúc đó không những là tin vui với cả ngàn con người đang làm việc, học tập tại Bảo Long mà đối với cả hàng vạn bệnh nhân trong cả nước. Bởi những lĩnh vực mà Bảo Long đang làm vốn dĩ là niềm tự hào của dân tộc cần phải chung tay giữ gìn và phát triển. Báo chí và các cơ quan ngôn luận đã không tiếc lời ca ngợi sự liên kết giữa hai công ty, họ hy vọng sự gặp gỡ giữa hai nhà lãnh đạo sẽ đi đến một thắng lợi cuối cùng, mở ra một chương mới trong lịch sử của cả hai doanh nghiệp. Sau khi bản ghi nhớ được ký kết, hai bên tiến hành định giá tài sản đối ứng của “Bảo Long ” để Bảo Sơn có căn cứ đầu tư. Lúc này những thứ dễ đánh giá nhất là đất đai, nhà xưởng và các tài sản hữu hình khác. Vấn đề thương hiệu, nhãn hiệu và tài sản vô hình hai bên chưa tổng hợp đủ dữ liệu. Mới tính được giá trị toàn bộ diện tích đất hơn 5ha với giá 163 tỷ đồng và một số nhà xưởng có giá trị 64 tỷ đồng (con số làm tròn). Việc định giá trị của mảnh đất cũng được làm một cách rất đại khái vì theo như Thầy Khai đây chỉ là hình thức xác định tài sản tương ứng để Bảo Sơn rót vốn vào nâng cấp chứ không phải là mua bán nên không cần phải cặn kẽ. Chưa kể rất nhiều hạng mục trên đất cũng không được định giá để đưa vào hợp đồng. Tuy nhiên, chính cái sự dễ dãi và hào phóng đó của mình lại khiến Thầy Khai bị đối tác lợi dụng. Biết rõ thế bí của ông, phía Bảo Sơn liên tục ra các văn bản làm rối khả năng suy đoán của Bảo Long, tỉa tót gốc ngọn của bản ghi nhớ, biến sự hợp tác thành hợp đồng mua bán. Không còn cách nào khác, Bảo Long chấp nhận đặt bút ký. Bởi thà chấp nhận bị đối tác lừa còn hơn mang tiếng lừa người khác bởi vay mà không trả được nợ.   Khi Rồng nổi giận  Khi hai bên còn chưa ngã ngũ việc mua bán thì “Bảo Sơn” đã tiến hành cho thợ vào xây dựng cải tạo khuôn viên và yêu cầu “Bảo Long” phải nhanh chóng bàn giao mặt bằng. Họ đào bới trên nền móng cũ để xây dựng những công trình mới. Thầy trò Bảo Long bắt đầu rút quân đi tìm địa điểm khác để tiếp tục sự nghiệp của mình. Tất cả diễn ra chóng vánh đến bất ngờ, Thầy Khai phải nuốt nước mắt khi di chuyển nơi thờ tự ông bà, bố mẹ và nơi thờ những cán bộ công nhân viên đã từng hy sinh vì “Bảo Long” đi nơi khác. Những tưởng khi đã tạo thuận lợi cho đối tác vào tiếp quản thì mọi khoản thanh toán phải được sòng phẳng. Tuy nhiên, bất chấp thiện chí của “Bảo Long”, phía “Bảo Sơn không những không thanh toán nốt những khoản còn lại mà còn công bố chính thức trước các cơ quan truyền thông nhưng lại sử dụng những từ ngữ lấp lửng gây hiểu nhầm trong dư luận là “Bảo Long” chuyển nhượng toàn bộ tài sản, thương hiệu cho mình khiến các cổ đông của “Bảo Long” vô cùng hoang mang, cùng lúc đòi rút vốn. Khi đưa ra thông điệp đó Bảo Sơn muốn thoái thác trách nhiệm với hàng trăm con người đã bị thất nghiệp. Thoái thác trách nhiệm và nghĩa vụ trong hợp đồng chuyển nhượng khi không tiếp tục giải ngân nốt những hạng mục còn lại. Đây là giọt nước làm tràn li và chính nó đã chạm vào khí phách đang căng phồng vì nhức nhối của rồng đất bấy lâu nay bị ru ngủ trong một viễn cảnh tốt đẹp do đối thủ vạch ra. Cực chẳng đã Thầy Khai bắt đầu chính thức đăng đàn kêu cứu đến các cơ quan chức năng. Bắt đầu từ đây, cuộc chiến đã diễn ra.  Thủ lĩnh Nguyễn Hữu Khai kêu gọi tất cả cán bộ công nhân viên Bảo Long - những đứa con của rồng đoàn kết một lòng chung tay bảo vệ thành quả hơn 20 năm tạo dựng, bảo vệ thương hiệu, bảo vệ lẽ phải và giữ vững “Bảo Long”. Đứng trước một đối thủ mạnh hơn hẳn về tiền của, vật chất cùng với những âm mưu thâm hiểm nhà nghề. Họ đã dùng tất cả những chiêu bài gây chia rẽ, li tán một bộ phận cán bộ Bảo Long. Đưa thông tin thất thiệt khiến các chủ nợ và cổ đông gây sức ép đòi tiền. Chiếm đoạt pháp danh công ty, cố tình làm sai để được xử phạt nhằm làm xấu hình ảnh thương hiệu của Bảo Long khiến khách hàng quay lưng lại với thầy trò Bảo Long. Tố cáo bậy để cơ quan chức năng lại liên tục thanh tra, kiểm tra, khám xét khiến Bảo Long rơi vào tình cảnh “tài tận nhân tán…!” Thống kê trong sự đời người ta chỉ tính đến tứ sự: Tứ khổ, Tứ tội, Tứ tà, Tứ quái … vậy mà chỉ mấy tháng qua “Bảo Sơn” đã gieo rắc tội lỗi để triệt hại Bảo Long tới thập trọng tội ác. Như báo Người Cao Tuổi số 244 tháng 12 năm 2011 đã nêu. Những tưởng Bảo Long sẽ rung lên, nao núng, tán loạn và tan rã. Nhưng không, Thầy trò, huynh đệ Bảo Long vẫn bình tĩnh như đất, rắn như đất, dày như đất và bền vững như người mẹ vĩnh cửu của mình. Bảo Long trở lại mảnh đất cũ, bố trí cụ thể mỗi người mỗi việc đúng vị trí. Lúc đi nhanh chóng thì khi về cũng ào ạt như gió bão. Chỉ trong vài ngày hàng chục tỷ đồng máy móc, thiết bị, công cụ, nguyên vật liệu, hàng hóa chất đầy các kho với diện tích hàng trục nghìn mét vuông được trở lại ngay ngắn như trước khi dời đi. Thầy trò Bảo Long thề quyết tâm trụ vững đến cùng và đòi lại những quyền lợi chính đáng của mình. Điều đáng nói là cán bộ nhân viên Bảo Long chưa lúc nào bản lãnh được phát huy thiện nghệ như lúc này. Tinh thần cảnh giác cũng được đặt lên mức cao nhất. Những người con của Bảo Long xưa nay vốn chỉ biết làm thuốc cứu người, chưa từng xâm nhập thị trường để biết những mưu đồ, tiểu xảo như đối thủ. Tuy nhiên, khi đứng trước nguy cơ bị mất tất cả, họ đã thay đổi tư duy, nâng cao ý thức tự giác. Làm việc với tinh thần cao nhất, quyên mình chiến đấu với ý chí quyết tâm nhất dù nhân lực Bảo Long không còn nhiều như xưa. Vừa phải điều hành sản xuất, vừa phải trình diện cơ quan chức năng gọi xét hỏi. Có hôm gần như tất cả những người giữ vị trí chủ chốt của Bảo Long đều bị an ninh kinh tế và Quản lý thị trường triệu tập. Nhưng tất cả mọi hoạt động của nhân viên đều diễn ra trật tự và theo đúng mệnh lệnh của thủ lĩnh. Điều đó khiến cho “Bảo Sơn” phải giật mình, run sợ trước sức mạnh tiềm ẩn của Bảo Long. Khi rồng nổi giận thì thật khó lường…! Thấm thoắt vậy mà đã gần qua một năm. Đón xuân mới, hy vọng Thầy trò Bảo Long với truyền thống đoàn kết một lòng, sống chết có nhau, dũng cảm, mưu lược để thoát hiểm ngoạn mục xứng đáng với “Đứa con của đất”­­


XẾP LỊCH CHO THẦYTrích trong báo tường số kỷ niệm 20 năm ngày thành lập Tập đoàn Bảo Long
Tác giả: Phùng Thị Ngọc - Thư ký Tổng Giám đốc


Xem tin gốc:







Hàng tuần xếp lịch cho Thầy
Điều hành, chẩn trị từng ngày con ghi
Chỉ riêng công việc thường kỳ
Đã nêm chặt cứng chẳng khi nào ngừng
Họp hành, thêm việc bổ xung
Hạch sách quấy nhiễu muốn tung cả đầu
Hiếu hỷ, thăm hỏi, cung cầu,...
Hoạn nạn, cấp cứu lại xâu xé Thầy
Suốt tháng chẳng nghỉ một ngày
Xuân qua hè tới chỉ đầy lo toan
Trầm ngâm, tĩnh lặng bên bàn
Để Thầy xả bớt gian nan cuộc đời
Con chỉ mong một điều thôi
Công việc giảm bớt, Thầy vui chẳng buồn.
Nụ cười Thầy nhoẻn luôn luôn
Tóc thầy bớt bạc, tâm hồn bay xa
Thầy được nhàn tựa người ta
Du lịch, dạo phố hoặc là vui chơi
Cũng là ông chủ Thầy ơi!
Quên mình Thầy chỉ nhớ người khổ đau
“Đường đời” gian khổ giãi dầu
Thầy tôi chẳng lúc nhẹ đầu lo xa
Năm nay rực rỡ vườn nhà
“Bảo Y”, “Bảo Võ”, “Bảo Hà”... thắm tươi
Con trông ánh mắt Thầy cười
Rồng vàng gặp vận đất trời vào xuân.


BỆNH NHÂN MỎI MÒN CHỜ THẦY
Trích trong báo tường số kỷ niệm 20 năm ngày thành lập Tập đoàn Bảo Long
Tác giả: Nguyễn Thị Kim Phú - Nhân viên tổng đài tư vấn





Thầy ơi!
Bệnh nhân từ khắp mọi nơi
Đăng ký khám bệnh với lời thiết tha!
Nhiều người ở tận rất xa
Cầu mong được gặp Thầy qua một lần!
Đường xa với họ cũng gần
Nhờ Thầy chữa bệnh chỉ cần thế thôi.
Sớm tối điện thoại liên hồi,
“Chờ lâu, lâu thế! Ừ thôi! Bác chờ!”
Được hẹn từ sớm tinh mơ,
Mở cửa đã thấy khách chờ đầy sân
Thầy ơi! Thương quá bệnh nhân!
Nhưng Thầy trăm việc còn đâu thời giờ!?
Dù vậy họ vẫn mong chờ
Mòn mỏi ngồi đợi từng giờ trôi đi
Thầy ơi! Dù bận việc chi!
Mong Thầy cố gắng bớt đi vài ngày
Để người bệnh được duyên may,
Thầy chữa khỏi bệnh phúc này nào hơn
Biết Thầy cũng rất khổ tâm
Vì núi công việc lấn xâm hết rồi!…
Thương thầy, khổ quá Thầy ơi!
Cầu Thầy vui khỏe để đời thêm xuân….



THẦY TÔI CHẨN TRỊ
Trích trong báo tường số kỷ niệm 20 năm ngày thành lập Tập đoàn Bảo Long
Tác giả: Nguyễn Thị Hằng Nga - Giám đốc xưởng “Bảo Đông 2”





Ảnh: Tổng Bí Thư Nông Đức Mạnh và Nguyễn Thị Hằng Nga. Ảnh chụp tại Narì - Bắc Cạn


Mỗi buổi sáu chục bệnh nhân
Lại thêm người khổ, người thân đến nhờ!
Thầy ơi! từ sáng đến giờ
Đã 12 tiếng! mắt mờ tay run
Đói lòng Thầy uống nước trong
Đuối sức Thầy vận khí công tăng cường
“Đường Đời” gánh nặng tình thương
Vì người bởi trải dặm trường khổ đau
Quên mình tận tụy trước sau
Chữa người khỏi bệnh chẳng cầu lợi chi
Con học Thầy đức kiên trì
Can cường vượt khó chẳng khi nao lòng
Kiên tâm gạn đục khơi trong
Nguyện lòng gắn với “Bảo Long - Đường đời”



VỚI CHA
Trích trong báo tường số kỷ niệm 20 năm ngày thành lập Tập đoàn Bảo Long
Tác giả: Nguyễn Bảo Ngoan - PGĐ Công ty Đông Nam dược Bảo Long
Kính tặng bố Nguyễn Hữu Khai nhân ngày sinh nhật





Ảnh: Kỹ sư Dược lý Đào Tố Nga - cùng cử nhân, Lương y Nguyễn Bảo Ngoan (đứng bên trong)
Phó giám đốc công ty Đông Nam dược Bảo Long tại phòng thí nghiệm.


Đã qua năm bảy mùa đông
Vẫn xanh tươi một tấm lòng cha mang.
Đất trời sóng gió phũ phàng,
Lênh đênh nhợt mặt dọc ngang cha chèo.
Ốm đau cũng chẳng buông neo,
Quên mình cứu giúp kiếp nghèo nổi trôi.
Sự đời xanh lá, bạc vôi,
Có chăng đôi lúc cha ngồi ngẫm không?
Nhân gian những mối bòng bong
Bấy nhiêu năm gỡ chửa xong nghiệp đời.
Chuyện xưa - xưa đã qua rồi
Thì thôi gửi lại trên đồi cát bay.
Cha giờ như một bóng cây
Nghiêng thân thưa lá cành gầy xác xơ
Oằn vai gánh cả trong mơ
Áo cơm sông nước tràn bờ mọi nơi
Thương cha, thương lắm cha ôi!
Lòng con,  nguyện mãi suốt đời phụng cha.



TẤM LÒNG THẦY TÔI
Kính tặng thầy Nguyễn Hữu Khai
Tác giả: Trần Quang Trung - Phòng CNTT





Ảnh: Tổng Bí Thư Nông Đức Mạnh chụp ảnh kỷ niệm với Cử nhân Trần Quang Trung
Trưởng phòng Công nghệ truyền thông Tập đoàn Y dược Bảo Long
.


Thầy tôi tài đức sáng ngời
Tấm lòng nhân ái giữa đời tỏa hương
Cứu người qua nỗi đau thương
Ý chí sắt đá dặm trường hành trang
Bàn tay phục dược hóa vàng
Chiến thắng bệnh hiểm thênh thang cuộc đời
Biến đau thành những nụ cười
Giúp người ngăn giọt lệ rơi não lòng
Héo hon nay đã tươi hồng
Tấm lòng thầy thuốc mênh mông biển trời.



THẦY THUỐC BẢO LONG
Xuân Tân Mão 2011
Kính tặng thầy Nguyễn Hữu Khai
Tác giả: Cao Thị Thư – Phòng Kỹ Thuật





Cuối Đông rồi Thầy lạnh lắm không !
Nhợt ánh trăng sương giăng mù núi Tản
Thầy đăm chiêu trên trang giáo án
Và trên từng bài thuốc để đời vui
Lời thầy dạy những quy luật chuyển xoay
Của đất trời cỏ cây hoa lá
Có tấm lòng người mẹ hiền cao cả
Kết tinh thành những sản phẩm thuốc hay
Tháng ngày trôi, một thế hệ lớn khôn
Chúng con vẫn khắc ghi lời Thầy dạy:
“Dẫu khó khăn các con hãy gắng
Để y thuật tinh thông với y đức sáng ngời”



BỐ VỢ TÔI
Xuân Tân Mão 2011
Kính tặng Bố Nguyễn Hữu Khai
Tác giả: Ds. Phạm Văn Lực “Bảo Nam”




Mấy dòng bày tỏ,  nỗi lòng tôi!
Với Bố vợ yêu nhất ở đời.
Từ ấy Bố dạy con còn nhớ,
Học văn – luyện võ dạ khắc ghi
Bố rèn con quyện vào chữ Nghĩa,
Hiểu chữ Nhân, khắc dạ chữ Tâm,
Lễ đội đầu, tháng ngày gắn bó
Phúc nở hoa vinh nhớ vun trồng
Chẳng phải người dứt ruột sinh ra,
Nhưng Bố đã dành cho tất cả,
Bố chẳng tiếc những gì Bố có,
Cho người thân, chiến hữu, bạn bè…

“Nợ Đời” gánh nặng, máu phải sôi,
Chẳng thể  khoanh tay đứng ngó trời,
Xoay vần chuyển hướng sao cho kịp,
Thắp sáng cơ đồ quyết dựng xây.
Hõm mắt thâu đêm  lo việc trước,
Gió thét, mưa gào cũng mặc bay.
Vì tình thầy thuốc cao hơn cả.
Chiến thắng bệnh này - Thế mới hay!
Đứng mũi chịu sào nơi gió ngược,
Chẳng sờn lòng bão táp mưa sa,
Lòng của Bố, biết sao diễn tả…

Hơn sông dài biển cả bao la
Nếu có đi vòng quanh quả đất,
Chẳng tìm ra ai giống Bố tôi.
Bố vợ của tôi là thế đó...
Chỉ cho đi chẳng muốn nhận gì
Bố ơi…! Con nguyện  đi cùng Bố,
Suốt cuộc đời chẳng tiếc sức trai.
Để thấu hiểu biển rộng, sông dài,
Được gần sống tháng năm cùng Bố.
Dẫu phong ba không hề run sợ,
Vượt dòng đời chẳng ngại gian nguy
Trên mọi nẻo con đều thấy bố
Ngọn Hải Đăng - Con hướng mũi tàu.

GIỮ VỮNG BẢO LONG HUYỀN THOẠI
Trích trong báo tường Tập đoàn Bảo Long
Tác giả:  Nguyễn Thị Ngoan – Bảo Nam 


Dẫu cuộc sống vẫn còn nhiều cơ cực
Và dòng đời còn lắm nỗi gian truân
Mặc cho bao sóng gió có xoay vần
Nhưng ta vẫn vươn lên không sờn trí
Sống để hiểu những chuỗi ngày gian khó
Sống chân thành bằng lửa của trái tim
Sống vì ta, vì tất cả mọi người
Mong hạnh phúc cho cuộc đời rộng lớn

Ta hãy sống bằng niềm tin hy vọng
 
Về tương lai ngày một mới đẹp hơn
Để Bảo Long thêm vững bước dặm trường
Trong gian khó luôn nhìn về phía trước

Bảo Long ơi hãy cùng ta tiếp bước
 
Đoạn đường đời dẫu còn lắm gian nan
Quyết vượt qua sóng bể mưa ngàn
Để giữ vững Bảo Long huyền thoại

Xuân tràn về ép Đông dần khép lại
 
Vườn rực hoa ngày ấy chẳng còn xa
Cuộc sống yên vui rạng rỡ chan hòa
Bảo Long đẹp, tình ca trong nắng mới.



CÒN MÃI BẢO LONG
Trích trong báo tường Tập đoàn Bảo Long
Tác giả: Nguyễn Thị Minh (Bảo Đông)

“Bảo Long” hơn chục năm nay
Là nơi tôi sống những ngày bình yên
Có bàn tay của mẹ hiền
Chở che con khắp vùng miền gần xa

Thầy Khai thay mẹ thay cha
Chăm lo, dạy bảo chúng ta nên người
Quên mình Thầy chỉ cứu người
Chữ Ân, chữ Nghĩa cuộc đời  khắc ghi

Gian khó Thầy chẳng ngại chi
Miễn sao lo được những gì là lo
Công nhân hạnh phúc ấm no
Bệnh nhân nghèo khó Thầy cho thuốc liền

Nay bị những kẻ “săn tiền”
Thấy rào dậu hổng nó liền “phát điên”
Ngọt ngào giả bộ kết liên
Nâng cấp “cho bạn” tiến lên hàng đầu

“Bảo Long” tưởng sẽ mạnh giầu
Ba bữa mừng hụt khổ đau chất chồng
“Dùng tiền” triệt hại Bảo Long
Thầy trò, huynh đệ nỗi lòng xót xa

Tình thương gắn bó một nhà
Nhường cơm, sẻ áo để qua bão đời.
Cả năm chuyển dọn nhiều nơi
Nay được ân huệ của trời cho ta

“Ta về ta tắm ao ta”
“Bảo Long” ta lại vẫn là “Bảo Long”
Đời Thầy mãi  mãi sáng trong
Chúng con sống chết một lòng ở bên

Trở về mái ấm mến thương
Thầy tôi người của bốn phương mong chờ.


ĐẠO LÝ XÉT TỘI
Trích trong báo tường Tập đoàn Bảo Long
Tác giả: Chu Văn Sâm (Bảo Đường)


Lại mùa xuân nữa tới rồi
Thầy tôi mãi trả nợ đời chưa xong
Dòng đời nửa đục nửa trong
Oằn vai vì nghiệp ươm trồng tương lai
Ngỡ rằng gặp được vận may
Gặp người nhân nghĩa chung tay giúp mình
Cùng nhau thắp sáng bình minh
Giúp Thầy trọn nghĩa vẹn tình mở mang
Ngờ đâu tâm địa lòng tham
Dắp tâm họ dựng trái ngang cuộc đời
Còn không? đạo lý làm người
Họ sinh trên đất dưới trời ở đâu
Mà không nghĩ trước nhìn sau
Tĩnh tâm ngẫm nghĩ nỗi đau là gì
Hãy đừng để mất lương tri
Cấm không được hại lương y – mẹ hiền
Để mai thức dậy ra thềm
Ngẩng mặt còn biết là đêm hay ngày
Vui gì để lại đắng cay
Bao người mất việc bởi tay của mình
Đừng nên cạn nghĩa hết tình
Phá đi mái ấm gia đình Bảo Long
Trong ngoài dư luận ngắm trông
Đừng nên vì lợi chẳng cần tới ai
Đừng độc ác với Thầy Khai
Thầy đang vì cả tương lai nước nhà
Bao người bệnh khắp gần xa
Được Thầy chăm chút như là người thân
Mang về nắng ấm mùa xuân
Tìm về hạt giống ươm trồng tương lai
Anh em tay nắm chặt tay
Một lòng sống chết dựng xây vun trồng
Vượt qua giá lạnh mùa đông
Vượt qua sóng gió bão giông cuộc đời
Dưỡng tâm rèn trí làm người
Cùng Thầy quyết trả nợ đời cho xong.


CÔNG LÝ XÉT TỘI
Trích trong báo tường Tập đoàn Bảo Long
Tác giả: Nguyễn Văn Mạnh (Bảo Đường)


Hai mươi năm ấy trôi qua
Bảo Long yêu dấu là nhà chúng tôi
Bốn miền Nam Bắc ngược xuôi
Từ đâu tới cũng là người Bảo Long
Nam nuôi chí lớn vững tâm
Bắc ươm tài đức hiến dâng cho đời
Miền ngược thi với miền xuôi
Nuôi trồng dược liệu cứu người gần xa
Ấm êm tình nghĩa bao la
Một nhà sum họp đông qua xuân về
Tình nghĩa huynh đệ phu thê
Cứu người xong mỗi xuân về hàn huyên
Tấm lòng trong sáng tựa tiên
Khắc sâu lời dậy mẹ hiền – lương y
Mà nay kẻ mất lương tri
Nhẫn tâm tàn ác phá đi mái nhà
Nham hiểm dối trẻ lừa già
Trước là đổi họ sau là đổi tên
Dùng tiền mua nhọ bôi lên
Cố tình triệt hại mẹ hiền – lương y
Đẩy bao người phải mất đi
Miếng cơm, manh áo việc gì làm đây
Cũng đành ngậm đắng nuốt cay
Tương lai còn ở những ngày mai sau
Đứng lên trước những nỗi đau
Vững tâm đoàn kết cùng nhau sum vầy
Vượt qua giông bão cùng Thầy
Một lòng đoàn kết đắp xây cho đời
Hỏi người Nam Bắc ngược xuôi
Lương tri đã mất làm người được không?
Dành cho “TÒA ÁN LƯƠNG TÂM”
Xử người: dẫm đạp lên mầm tài năng
Xử người tâm địa lòng tham
Xử người làm khổ gây oan mẹ hiền
Xử người ỷ thế cạy tiền
Xử người tâm đục nắm quyền làm ngơ
Cán cân công lý đang chờ
Xem rằng ai đã bị mua bằng tiền?


BẢO SƠN ƠI, HÃY TỈNH NGỘ
Trích trong báo tường Tập đoàn Bảo Long
Tác giả: Nguyễn Thị Hải Yến (Bảo Y)

Cái đẹp ai chả muốn ham
Của mình thì tốt, hay làm chi đây
Bảo Long đứng ở chốn này
Như cô gái đẹp ngất ngây lòng người
Lòng tham không đáy ai ơi
Nếu được như thế tuyệt vời chốn đây
Địa thế xây dựng của Thầy
Bảo Sơn giả nghĩa đến đây ân tình
Ngọt ngào lòng dạ bất minh
Lợi dụng lòng tốt để mình thành công
Bảo Sơn nách cắp tay bồng
Đi đến các cửa thưa ông chốn này
Cảnh đẹp địa thế rất hay
Thiên đường cảnh đẹp cơ may kiếm tiền
Được rồi lòng dạ đảo điên
Lừa thầy phản bạn đứt duyên thầy trò
Cái đẹp là của trời cho
Giữ lấy cái đẹp công to của Thầy
“Bảo Sơn” dù có trăm tay
Nếu không sòng phẳng quên ngay chốn này.


ĐOÀN KẾT BẢO LONG
Trích trong báo tường Tập đoàn Bảo Long
Tác giả: Vũ Văn Hùng (Bảo Tài)
Bảo Long ơi! Hãy cùng nhau đoàn kết!
Chớ ham lợi mà phản bội chủ nhân!
Người đã vì ta mà quên cả bản thân!
Cho cuộc sống trên đời bao hạnh phúc!
Bảo Long ơi! Hãy cùng nhau đoàn kết!
Như tay chân máu thịt của ta!
Như đàn Ong, đàn Kiến bảo vệ tổ
Biết yêu thương! Chia sẻ nỗi đau buồn!

Các Bảo ơi! Đông - Nam - Hà - Mỹ …
Hãy lắng nghe tiếng nhân loại thì thầm
Lòng dạt dào ngợi ca người thầy thuốc
Cho cuộc sống ươm mầm xanh hy vọng

Bảo Long ơi! Hãy cùng nhau đoàn kết!
Vì sự nghiệp chung nghành Đông dược thuốc Nam!
Bảo Long ơi! Một đại gia đình
Nối rộng vòng tay, chở che niềm hạnh phúc!


TRUNG THÀNH VỚI BẢO LONG
Trích trong báo tường Tập đoàn Bảo Long
Tác giả: Nông Thiên Vũ - lớp 8 (Bảo Võ)


Bảo Long của ta, nơi ta học
Rành mạch sách trời chia nơi ở
Bảo Sơn cớ sao sang xâm phạm
Mua bán lằng nhằng chớ lừa nhau
Mây trọn kiếp trung tình với gió
Em suốt đời trung với Bảo Long
Học văn luyện võ ngày càng giỏi
Gìn giữ nơi đây mãi trong lành.


TÌM ĐẾN THẦN Y
Trích trong báo tường Tập đoàn Bảo Long
Tác giả: Phạm Thành Công - Lớp 8 (Bảo Võ)


Con về trường học Bảo Long
Thì con càng hiểu người trong “Đường đời”
Phim hay, y võ sáng ngời
“Thần y”, võ đạo mọi người đều khen
Thầy con như một mẹ hiền
Mát tay chữa bệnh như tiên giáng trần
Người về muôn nẻo xa gần
Bệnh nào Thầy chữa cũng dần phải lui
Trầm tư Thầy chẳng lúc vui
Quyên mình để giúp mọi người khổ đau
Gửi lời nhắn nhủ mấy câu
Lương y từ mẫu khắc sâu lòng Thầy
Ai về núi Tản nơi đây
Gặp “Thần y” lại nhớ ngay “Đường đời”


SỰ THẬT
Trích trong báo tường Tập đoàn Bảo Long
Tác giả: Nguyễn Thị Mai (Bảo Thực)


Bảo Long hai chữ sáng ngời
Bảo Long hai chữ đời đời khắc ghi
Công nhân tấp nập phát huy
Làm nhiều sản phẩm bán ra thị trường
Từ khi hợp tác Bảo Sơn
Tưởng rằng giúp sức Công ty phát tài
Ngờ đâu sự thật mỉa mai
Bảo Sơn thâm hiểm gây tai họa này
Công nhân buộc phải ngừng tay
Đóng cửa sản xuất thương thay cả nhà
Thầy tôi vốn dĩ thật thà
Nhằm người với quỷ giờ này mới hay
Bệnh viện thu con dấu ngay
Vì sao mà phải ra tay thế này
Ở đời vốn dĩ thật ngay
Lợi dụng lòng tốt niềm tin người hiền
Thầy tôi vất vả bao phiên
Chỉ vì một bọn buôn tiền khoe khoang
Mua chuộc, luồn lách rõ ràng
Thuê khiến những kẻ tham tiền bất lương
Giở trò chèn ép bất thường
Hòng dọa ý trí kiên cường Bảo long
Con nhà võ, họ nhà rồng
Đoàn kết chiến đấu quyết không sờn lòng.


TỰ HÀO VỀ THẦY
Trích trong báo tường Tập đoàn Bảo Long
Tác giả: Nguyễn Thị Vân Anh (Bảo Đông)

Hai mốt năm sống ở Bảo Long
Đã chứng kiến bao tấm lòng nhân ái
Tôi tự hào có người Thầy vĩ đại
Bao lớp người đều gọi tiếng “Thầy Khai”!
Thầy là thần tượng cao đẹp nhất!
Luôn thổi cho đời những ước mơ xanh
Chữa bệnh giúp người - cứu mạng sống mong manh
Lòng lai láng một ngày mai tươi sáng
Thầy giản dị mà mênh mông như biển cả!
Đứng ngắm hoài mà chẳng thấy bờ đâu?
Thầy nhân từ như dãy núi Thái Sơn
Là điểm tựa bao mảnh đời bất hạnh!
Hai mốt năm chứng kiến ở Bảo Long
Bao thăng trầm, tình ân sâu, nghĩa nặng
Mồ hôi hòa nước mắt! Thầy vẫn mong người hạnh phúc!
“Sống chỉ cho mà chả nhận về mình”


BẢO LONG KIÊN CƯỜNG
Trích trong báo tường Tập đoàn Bảo Long
Tác giả: Trần Thị Trang (Bảo Đông)

Bảo Long tôi quý tôi yêu
Bảo Long sớm sớm chiều chiều bên tôi
Bảo Long ân nghĩa để đời
Dù ai đi ngược về xuôi vẫn về Bảo Long ai cũng yêu nghề
Cho dù gian khó không hề bó tay
Bảo Long ai cũng hăng say
Kẻ nào dám chiếm nơi này chẳng xong
Bảo Long thề quyết một lòng
Trăm ngàn áp bức cũng không ngại gì


TỪ BẠN THÀNH THÙ
Trích trong báo tường Tập đoàn Bảo Long
Tác giả: Nguyễn Thị Kim Anh (Bảo Đông)


Ai ai cũng biết Bảo Long
Quốc lộ hai mốt Cổ Đông Trại hồ.
Thầy Khai xây dựng cơ đồ
Khám chữa bệnh tật lo cho dân tình
Vậy mà có chuyện bất bình
Bảo Sơn xuất hiện rối tinh rối mù
Thế rồi từ bạn thành thù
Gian tham, xảo trá như loài sói lang
Hãy mau tỉnh giấc mơ vàng
Vẫn còn kịp đó khi còn trái tim
Đừng nên ỷ thế có tiền
Bảo Long luôn vững niềm tin khách hàng


MONG TRỜI CÓ MẮT
Trích trong báo tường Tập đoàn Bảo Long
Tác giả: Phương Thị Luật (Bảo Sinh)

Hẹn hò từ buổi đầu xuân
Tháng hai ký kết nâng tầm “Bảo Long”
Nhưng rồi sự thật đau lòng
Hấp tấp chộp dật làm xong giấy tờ
Văn bản như thể trẻ thơ
Câu chữ đen tối lập lờ lừa nhau
Công lý chẳng để yên đâu
Chiếm đoạt trắng trợn làm giầu được ư?
Hại người lao động nhân từ
Hại cả thầy thuốc tựa như mẹ hiền
Chúng mày có phải đã điên
Trời cao có mắt trị liền nay mai.


MƯU ĐỒ QUỶ QUYỆT
Trích trong báo tường Tập đoàn Bảo Long
Tác giả: Nguyễn Thu Hiền (Bảo Đông)


Gặp nhau như hạn hán gặp mưa rào
Bước đầu thật sự là thanh cao
Ngờ đâu lại nỡ dùng gian kế
Để Bảo Long càng bị lao đao
Mua chuộc công quyền gây áp lực
Hại thầy thuốc giỏi hại bệnh nhân
Cắt điện, đình chỉ thu giấy phép
Hàng trăm học sinh phải chuyển trường
Hàng trăm danh dược vô hiệu hóa
Khiến người lao động phải đói nghèo
Thuê khiến bới lông tìm ra vết
Thổi phồng bóp méo tố cáo sai
Dày mặt ăn vạ, “tay gắp lửa”
“Ngậm máu phun người” chẳng tha ai
Chúng kiện Bảo Long! kiện cáo gì?
Hỏi rằng còn có chút lương tri?
Cướp đi việc làm và cơm áo
Sao chẳng nhìn đời mà nghĩ suy?


Ý CHÍ BẢO LONG
Trích trong báo tường Tập đoàn Bảo Long
Tác giả: Phùng Thị Phương - Bảo Kỹ

Bảo Long vốn hiên ngang dũng mãnh
Vươn mình ngăn bão tố thương trường
Thương hiệu mạnh nay kẻ gian “đánh cắp”
Bằng ranh ma tinh xảo, phản tình người
Hứa đầu tư, nâng cấp rồi lật lọng
Hòng“nuốt” Bảo Long những “đứa con”
Nhưng hỡi kẻ gian kia nên nhớ
“Hữu dụng” làm sao thắng “thực tài”
Tình đoàn kết với nghị lực dẻo dai
Thề quyết giữ Bảo Long yêu dấu


ĐỪNG MƠ
Trích trong báo tường Tập đoàn Bảo Long
Tác giả: Đặng Kim Cương (Bảo thực)


“Bảo Sơn” mờ mắt vì tiền
Hồ đồ chộp giật nuốt liền “Bảo Long”
Nuốt mắc, nhả cũng không xong
Đấy là bài học thuộc lòng nhớ ghi
Muốn oai tự mình làm đi
Làm người phải có lương tri mới là
Chớ nên ức hiếp người ta
Có ngày quả báo thành ra hại mình
Người người đều thấy bất bình
“Bảo Sơn” sao lại cố tình làm sai
Sánh sao được với Thầy Khai
Sống phải có đức có tài mới hay
Để cho con cháu sau này
Không phải nặng gánh tội dày ông cha.


NIỀM TIN CÒN MÃI
Trích trong báo tường Tập đoàn Bảo Long
Tác giả: Nguyễn Thị Thảo (Bảo Y)
Có ai đó từng trải những gian truân,
Mới thấu hiểu sau những điều nghiệt ngã,
Sẽ mở lối cho tương lai tươi đẹp
Từ niềm tin ý chí của đời mình
Có ai thấy ánh sáng của ngày mai
Khi hôm nay mây mờ che phủ?
Có ai từng đào sâu lòng đất?
Thấy mặt trời lấp lánh dưới giếng trong.
Có lòng ai chưa lúc nào đau?
Mà chỉ hưởng thanh bình, hạnh phúc.
Đây là cõi đường đời khốc liệt,
Như cung trầm bên cạnh nốt nhạc thăng.
Với một lòng và một trái tim
Luôn bỏng cháy khát khao sống đẹp
Nay nhân hoà thiên thời địa lợi
“Bảo Long” ta vững bước tới tương lai.
Mong yêu thương chụm lại bên nhau,
Là một khối cho cuộc đời mạnh mẽ.
Tình đoàn kết luôn làm nên sức mạnh.
Anh chị em quyết chung sức chung lòng.
Vững niềm tin với đất trời rộng mở.
Thương hiệu “Bảo Long” toả sáng khắp hoàn cầu
Là cuộc sống vinh quang cùng tình nghĩa
Được kết từ tài đức với nhân tâm.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét