Thứ Hai, 11 tháng 3, 2013

Bài số 23: Ai có tài sản bị hủy hoại?

 Ai có tài sản bị hủy hoại?

Xem tin gốc:

http://www.tienphong.vn/Phap-Luat/578871/Ai-co-tai-san-bi-huy-hoai-tpp.html

TP - Công an TP Hà Nội lại mới khởi tố bị can một cán bộ của Tập đoàn y dược Bảo Long quanh uẩn khúc vụ án “Hủy hoại tài sản” tại TX Sơn Tây - Hà Nội.

Hiện trường xảy ra vụ “huỷ hoại tài sản”.



Trong khi vụ chuyển nhượng vốn và tài sản giữa Cty cổ phần tập đoàn y dược Bảo Long (trụ sở TX Sơn Tây, Hà Nội, gọi tắt Tập đoàn Bảo Long) và Cty cổ phần tập đoàn đầu tư xây dựng và du lịch Bảo Sơn (trụ sở Q. Đống Đa, Hà Nội, gọi tắt Tập đoàn Bảo Sơn) đang có tranh chấp khiến tốn nhiều giấy mực báo giới, Công an TP Hà Nội lại mới khởi tố bị can một cán bộ của Tập đoàn Bảo Long.

Phá tường, chặt cây

Hành vi đang bị coi là “phạm pháp” xảy ra ngày 27-10-2011, tại khu đất đã và đang có tranh chấp giữa Tập đoàn Bảo Long và Tập đoàn Bảo Sơn, thuộc xã Cổ Đông, TX Sơn Tây, Hà Nội.

Hôm đó, ông Đặng Quang Tuất - Chánh văn phòng Tập đoàn Bảo Long - đã thuê người phá dỡ một khúc tường rào, chặt một số cây lâu năm. Số tường rào, cây cối này nằm chắn sát trước mặt một ngôi nhà bốn tầng.

“Việc phá dỡ nằm trong kế hoạch từ trước của ban lãnh đạo Tập đoàn Bảo Long, mục đích tạo đường vào thông thoáng cho ngôi nhà bốn tầng” - ông Nguyễn Hữu Khai, Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc Tập đoàn Bảo Long cho biết.

Thời điểm xảy ra vụ việc, “Hợp đồng chuyển nhượng vốn cổ phần và tài sản doanh nghiệp cùng bản quyền thương hiệu sản phẩm” được ký giữa Tập đoàn Bảo Long và Tập đoàn Bảo Sơn ngày 3-3-2011 (gọi tắt Hợp đồng Bảo Long - Bảo Sơn) chưa được thanh lý, bởi đang có tranh chấp.

Phía Bảo Sơn cho rằng họ đã thanh toán đủ tiền cho Bảo Long, còn phía Bảo Long lại cho rằng Bảo Sơn mới thanh toán được một phần trong tổng số tài sản đôi bên thỏa thuận chuyển nhượng.

Khởi tố?

Khi có việc phá rào, chặt cây, phía Bảo Sơn cho rằng ông Tuất “hủy hoại tài sản của Bảo Sơn”; đại diện doanh nghiệp này đã gửi đơn tố cáo đến Công an TX Sơn Tây.

Quyết định khởi tố bị can ông Tuất..


Ngày 5-11-2011, Cơ quan CSĐT Công an TX Sơn Tây đã ra quyết định khởi tố vụ án hình sự, để điều tra về hành vi “hủy hoại tài sản” theo Điều 143 Bộ luật Hình sự. Sau đó, vụ án được chuyển cho Công an TP Hà Nội tiếp tục điều tra.

Ngày 11-1-2012, Cơ quan CSĐT Công an TP Hà Nội đã ra quyết định khởi tố bị can đối với ông Đặng Quang Tuất. Tuy nhiên, quyết định này không được Viện KSND TP Hà Nội phê chuẩn trong vòng 3 ngày như luật định. Viện KSND TP Hà Nội chỉ ra quyết định phê chuẩn khởi tố bị can ông Tuất sau… hơn 3 tháng, cụ thể là ngày 27-4-2012.

Nhận quyết định khởi tố bị can, ông Tuất kêu oan, khẳng định hành vi của ông không cấu thành tội phạm. Ông Tuất không bị áp dụng biện pháp tạm giam, chỉ bị cấm đi khỏi nơi cư trú để hầu tra.

Ai là chủ sở hữu tài sản bị hủy hoại?

Câu hỏi này lẽ ra sẽ có câu trả lời từ TAND TP Hà Nội - cơ quan thụ lý giải quyết vụ án dân sự “tranh chấp thành viên Cty” ngày 2-12-2011, nếu nguyên đơn là Tập đoàn Bảo Sơn không rút đơn khởi kiện vào ngày 5-4-2012.






Điều 126 Bộ luật Tố tụng hình sự quy định quyết định khởi tố bị can phải được chuyển đến Viện kiểm sát cùng cấp trong vòng 24 giờ, và “Trong thời hạn ba ngày, kể từ ngày nhận được quyết định khởi tố bị can, Viện kiểm sát phải quyết định phê chuẩn hoặc quyết định hủy bỏ quyết định khởi tố bị can và gửi ngay cho CQĐT”.

Các PV Tiền Phong đã nghiên cứu Hợp đồng Bảo Long - Bảo Sơn, thì thấy số cây bị chặt và số tường rào bị phá ngày 27-10-2011 không nằm trong danh mục tài sản chuyển nhượng từ Bảo Long sang cho Bảo Sơn, được nêu trong Phụ lục của Hợp đồng.

Điều cần nói thêm, bản Phụ lục Hợp đồng (được lập hai ngày sau khi đôi bên ký Hợp đồng) đến nay vẫn chưa được đôi bên ký vào. Vì vậy, không có căn cứ pháp lý để nhận định số tài sản bị phá hủy thuộc sở hữu của Tập đoàn Bảo Sơn.

Đáng chú ý, quyết định khởi tố bị can ông Tuất cũng không nêu ông Tuất hủy hoại tài sản của Tập đoàn Bảo Sơn, mà ghi là ông Tuất đã “thuê người phá dỡ 21,6 m tường và chặt hạ 05 cây xà cừ, 02 cây phượng vĩ của Cty cổ phần tập đoàn y dược Bảo Long”.

Dư luận đông đảo những người theo dõi vụ việc đặt câu hỏi: Nếu tài sản “bị hủy hoại” vẫn thuộc sở hữu của Tập đoàn Bảo Long, có lẽ nào việc ông Tuất làm đúng chức năng, nhiệm vụ, và theo đúng chủ trương của ban lãnh đạo Tập đoàn Bảo Long đã giao, lại cấu thành tội phạm “hủy hoại tài sản” của Tập đoàn này?!

Tổ PV Pháp luật

Giữ vững Bảo Long huyền thoại


Xem tin gốc:

http://yduocbaolong.vn/vi/tin-noi-bo/chuyen-san--bao-long-mai-am-gia-dinh-/a-9683/giu-vung-bao-long-huyen-thoai.aspx

Dẫu cuộc sống vẫn còn nhiều cơ cực
Và dòng đời còn lắm nỗi gian truân
Mặc cho bao sóng gió có xoay vần
Nhưng ta vẫn vươn lên không sờn trí


Sống để hiểu những chuỗi ngày gian khó
Sống chân thành bằng lửa của trái tim
Sống vì ta, vì tất cả mọi người
Mong hạnh phúc cho cuộc đời rộng lớn

Ta hãy sống bằng niềm tin hy vọng
Về tương lai ngày một mới đẹp hơn
Để Bảo Long thêm vững bước dặm trường
Trong gian khó luôn nhìn về phía trước

Bảo Long ơi hãy cùng ta tiếp bước
Đoạn đường đời dẫu còn lắm gian nan
Quyết vượt qua sóng bể mưa ngàn
Để giữ vững Bảo Long huyền thoại

Xuân tràn về ép Đông dần khép lại
Vườn rực hoa ngày ấy chẳng còn xa
Cuộc sống yên vui rạng rỡ chan hòa
Bảo Long đẹp, tình ca trong nắng mới.

Nguyễn Thị Ngoan – Bảo Nam


Thương hiệu Tập đoàn y dược Bảo Long - Nguyễn Vĩnh Hảo - Bảo Hà


Xem tin gốc:

http://yduocbaolong.vn/vi/tin-noi-bo/chuyen-san--bao-long-mai-am-gia-dinh-/a-9541/thuong-hieu-tap-doan-y-duoc-bao-long---nguyen-vinh-hao---bao-ha.aspx


Tập đoàn Y dược Bảo Long do Võ sư, Lương y Nguyễn Hữu Khai sáng lập. Tiền thân là nhà thuốc “Ngũ Long Dược phòng”, được thành lập năm 1987 từ nhóm học sinh y võ do thầy Khai đào tạo và huấn luyện.


Có 5 sản phẩm đặt tên theo ngũ hành: Kim Long, Mộc Long, Thủy Long, Hỏa Long, Thổ Long. Tiếp thị bằng hình thức “Sơn đông mãi võ” (biểu diễn võ thuật để thu hút khách hàng và giới thiệu sản phẩm). Đến năm 1989 thì hợp tác với Công an Thành phố Hồ Chí Minh. Ngày 01/6/1990 được Giám đốc Công an Thành phố Hồ Chí Minh ra Quyết định thành lập Xí nghiệp đời sống mang tên: Xí nghiệp  Đông Nam dược Bảo Long. Sau một thời gian hoạt động, Nhà nước có chủ trương hạn chế lực lượng vũ trang làm kinh tế nên Xí nghiệp Đông Nam dược Bảo Long được tách ra khỏi Công an TP. Hồ Chí Minh. Ngày 15/4/1993  đã được Ủy ban Nhân dân TP. Hồ Chí Minh ra quyết định thành lập Công ty TNHH Đông Nam dược Bảo Long.  Trong những năm đầu gây dựng với muôn vàn khó khăn gian khổ, Thầy đã cùng anh chị em nay đây mai đó như chiếc thuyền bồng bềnh trên biển thương trường. Luôn bị các đối thủ cạnh tranh, chèn ép. Cơ sở phải chuyển địa điểm tới 17 lần và đã nhiều lần trắng tay…!  Bằng nghị lực kiên cường và ý chí sắt đá, Võ sư Lương y Nguyễn Hữu Khai cùng các đệ tử tận tụy ngày đêm nghiên cứu học hỏi, sáng chế các bài thuốc giá thành thấp, công hiệu cao và xây dựng cơ sở vật chất nhà xưởng sản xuất tại Ấp 3, Xuân Thới Thượng, huyện Hóc Môn, TP. Hồ Chí Minh. Thầy là một lương y có trình độ thâm hậu về nho y lý số và thông tường mạch lý phương dược. Năm 1989 tại buổi bế giảng lớp Mạch lý phương Dược do Thầy làm giáo viên chủ nhiệm đã được các danh y Thành phố Hồ Chí Minh tặng đôi câu đối: (Dược lập kỳ phương tài toàn mỹ. Y thông diệu lý thật hằng hà) Đặc biệt Thầy là một Lương y “tâm như từ mẫu” tận tụy, chăm sóc cho bệnh nhân như người thân của mình. Tâm nguyện của Thầy là thành lập Bệnh viện Đông y chữa bệnh cứu người. Ngày 27/9/2006, Thầy đã hoàn thành tâm nguyện đó: Bệnh viện đa khoa tư nhân Bảo Long được thành lập tại xã Cổ Đông, TX Sơn Tây, TP. Hà Nội. Tập đoàn Y dược Bảo Long với 15 Công ty, trường học, Bệnh viện… với gần 1.000 CBCNV thương yêu đoàn kết trong mái ấm gia đình Bảo Long như anh em một nhà.  Nay đã có một khuôn viên gần 6ha nhà xưởng khang trang, rợp bóng cây xanh. Đó là cả một quá trình gian nan vất vả ngày đêm của thầy trò Bảo Long đã không tiếc mồ hôi, công sức và cả máu của mình. Một số anh em đã vĩnh viễn ra đi trong khi làm nhiệm vụ. Thầy Khai mấy lần cạn nước mắt đau xót vĩnh biệt đệ tử của mình. Anh chị em Bảo Long thương nhớ và tri ân lập ban thờ để tưởng niệm tại nhà văn hóa tâm linh. Tập đoàn Y dược Bảo Long dưới sự chèo lái đầy bản lĩnh của người Thầy vô cùng kính yêu, luôn phấn đấu sản xuất, kinh doanh không ngừng phát triển; Thương hiệu Bảo Long có uy tín rộng lớn với người tiêu dùng trong và ngoài nước. Hàng chục sản phẩm được cấp giấy phép lưu hành trên toàn lãnh thổ Liên bang Nga, Lastvia, Ucraina, Cộng hòa Séc… Bệnh viện đa khoa Bảo Long là địa chỉ thân thiện của  Bệnh nhân khắp cả nước và Việt Kiều. Đặc biệt là đã được các vị lãnh đạo Đảng, Nhà nước ta cùng các vị lãnh đạo Đảng, Nhà nước Lào, Campuchia tin tưởng, thường xuyên đến thăm và khám chữa bệnh. Trong những năm qua đã điều trị thành công nhiều căn bệnh hiểm nghèo được các cơ quan truyền thông đăng tin ca ngợi là những điều kỳ diệu trong y học… Do ảnh hưởng của sự suy giảm kinh tế toàn cầu gây biến động lớn về tài chính. Các doanh nghiệp trong đó có Tập đoàn chúng ta gặp phải tình trạng vô cùng khó khăn về tài chính. Đầu năm 2011, ông Nguyễn Trường Sơn – Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty Cổ phần Tập đoàn Đầu tư Xây dựng và Du lịch Bảo Sơn đã gặp Thầy Khai ký  biên bản ghi nhớ hợp tác đầu tư nâng cấp Bệnh viện đa khoa Bảo Long và các xưởng sản xuất ngang tầm quốc tế. Sau đó lại nhào nặn thành hình thức mua lại toàn bộ diện tích đất, tài sản xây dựng trên đất cùng thương hiệu Công ty Cổ phần Tập đoàn Y dược Bảo Long và Bệnh viện đa khoa Bảo Long. Vậy thương hiệu là gì? Thương hiệu được tạo ra như thế nào và được xác định giá như thế nào? Thương hiệu có thể hiểu đơn giản là cái tên thương mại của doanh nghiệp hoặc sản phẩm. Tất nhiên phải là một tên riêng, không thể có sự nhầm lẫn với những tên thương mại khác. Trên thị trường quốc tế, chúng ta đã quen với các tên thương mại như Coca Cola, Pepsi, Samsung, Panasonic, LG, Siemenans, Ford, Daiewoo.. Ở trong nước, một số thương hiệu mạnh cũng đã được biết đến như  Cà phê Trung Nguyên, Cáp điện Nhật Linh, Kẹo dừa Bến Tre, Võng xếp Duy Lợi, Bánh kẹo Kinh Đô, Habeco, Sabeco, Halida… Thương hiệu là một tài sản vô hình của doanh nghiệp. Có những thương hiệu giá trị gấp hàng trăm, hàng ngàn lần so với tài sản hiện hữu. Ví dụ như thương hiệu CocaCola ngày 19/9/2009 được định giá 68,7 tỷ USD. Trong khi đó tài sản hữu hình chỉ gần bằng 1 triệu USD. “Bảo Sơn” đã chiếm đoạt cả thương hiệu Công ty Cổ phần Tập đoàn Y dược Bảo Long cùng bản quyền thương hiệu các sản phẩm thuộc Công ty này và cả thương hiệu Bệnh viện đa khoa Bảo Long. Không hiểu vì do kiến thức nông cạn hay bằng “xảo thuật nhà nghề” mà họ lại coi giá trị thương hiệu của hai đơn vị trên là phụ phẩm kèm vào số tiền mua đất, mua nhà…? Quý vật gặp phải tiểu nhân. Kẻ ngoại đạo đã gây một xúc phạm danh dự bởi xem thường báu vật ngàn vàng của chúng ta. Không những thế, lại còn tuyên truyền là đã hoàn tất việc chuyển nhượng toàn bộ Tập đoàn Y dược Bảo Long. Với thương hiệu cả Tập đoàn Y dược Bảo Long thì “Bảo Sơn” lấy gì để đổi được? Sau đây là một số giá trị thương hiệu để chúng ta tham khảo và từ đó có thể hình dung được giá trị thương hiệu “Bảo Long” của chúng ta: Tạp  chí Forbes vừa công bố danh sách  thương hiệu đắt giá nhất hành tinh.  - Apple  = 57,4 tỷ USD. - Microsoft = 56,6 tỷ USD - Coca Cola = 55,4 tỷ USD… - Hãng Colgate (Mỹ)  đã mua thương hiệu kem đánh răng “Dạ Lan” với giá 3 triệu USD tương đương 60 tỷ đồng.  - Công ty Unilever đã mua  thương hiệu kem đánh răng P/S với giá 5 triệu USD tương đương 100 tỷ đồng.  - Tập đoàn Vina Capital mua 20% thương hiệu Thực phẩm chức năng “Yến Việt” với giá 7,5  triệu USD tương đương 157 tỷ đồng (Tổng giá trị thương hiệu “Yến Việt” bằng 35 triệu USD tương đương 700 tỷ đồng). - Đầu năm 2011, Công ty Unicharm của Nhật mua thương hiệu  Diana (băng vệ sinh phụ nữ) với giá 184 triệu USD tương đương với 4.000 tỷ đồng. Tập đoàn Y dược Bảo Long của chúng ta được tôn vinh là: - Thương hiệu mạnh Việt Nam; - Thương hiệu Việt Nam hàng đầu Top 100; - Giải thưởng sao vàng đất Việt; - Giải Cúp vàng Tự hào thương hiệu Việt… Vinh dự được Thủ tướng tặng Bằng khen và Chủ tịch nước tặng Huân chương Lao động hạng Ba. Chẳng nhẽ thương hiệu “Bệnh viện đa khoa Bảo Long” lại không bằng thương hiệu kem đánh răng P/S hay thương hiệu thực phẩm chức năng “Yến Việt”? Còn thương hiệu “Công ty Cổ phần Tập đoàn Y dược Bảo Long” cùng với 15 sản phẩm của nó với giá trị gấp hàng chục lần thương hiệu “Bệnh viện đa khoa Bảo Long” thì trị giá bằng bao nhiêu? Nếu là người hiểu biết và trân trọng thành quả lao động quá khứ thì nên cùng đầu tư xây dựng, nâng cấp và tận dụng thương hiệu. Không nên đặt vấn đề mua đứt bán đoạn thương hiệu của “Bảo Long” và lại càng không nên thay tên những người không biết nghề làm xấu cả một thương hiệu danh giá và càng không nên đổi cái tên giá trị ngàn vàng thành tên của mình để làm mất hẳn giá trị và dẫn đến hủy hoại một thương hiệu đẹp



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét