Thứ Hai, 11 tháng 3, 2013

Bài số 14:Lợi dụng chức quyền hành hạ công dân


       Lợi dụng chức quyền hành hạ công dân

Theo báo Cựu Chiến Binh Việt Nam số 247

Xem tin gốc:

http://yduocbaolong.vn/vi/tin-noi-bo/thuong-vu-bao-long-bao-son/a-9762/loi-dung-chuc-quyen-hanh-ha-cong-dan.aspx

Ngày 4-3-2012, Lương y, TS y học Nguyễn Hữu Khai, Tổng giám đốc kiêm Chủ tịch HĐQT
Tập đoàn Bảo Long, đã đến thăm và báo cáo với nguyên Tổng bí thư Lê Khả Phiêu
về việc làm sai trái của ông Nguyễn Trường Sơn, Chủ tịch Tập đoàn Bảo Sơn
và ông Phạm Xuân Ánh, công an kinh tế Hà Nội, Đồng chí Lê Khả Phiêu
yêu cầu các cơ quan chức năng vào cuộc, giải quyết dứt điểm vấn đề này.
Ảnh: Quang Trung



Trích đăng Báo Cựu Chiến Binh Việt Nam số 247 – Tháng 3/2012



LTS: Báo Cựu Chiến binh Việt Nam vừa nhận được bức thư ngỏ của Lương y, Tiến sĩ Nguyễn Hữu Khai – Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Tổng giám đốc Tập đoàn Y dược Bảo Long phản ánh cán bộ phòng An ninh Kinh tế Công an TP. Hà Nội lợi dụng chức quyền hành hạ công dân và doanh nghiệp nhằm mục đích không chính đáng.

Như bạn đọc đã biết, báo Cựu Chiến binh Việt Nam hơn một lần giới thiệu Tập đoàn Y dược Bảo Long là đơn vị hoạt động khép kín với mô hình gieo trồng sản xuất Đông dược, mỹ phẩm thảo dược, thực phẩm chức năng, khám chữa bệnh và giáo dục đào tạo với 15 công ty, trường học, bệnh viện trực thuộc. Tập đoàn đã xây dựng Bệnh viện đa khoa Bảo Long thành một địa chỉ thân thiện của bệnh nhân khắp cả nước và Việt Kiều với gần 300 sản phẩm Đông dược, mỹ phẩm thảo dược, thực phẩm chức năng đã được đông đảo khách hàng trong và ngoài nước tín nhiệm, ưa dùng. Cùng với kết quả điều trị đặc hiệu của Bệnh viện đa khoa Bảo Long, thương hiệu Y dược Bảo Long đã có uy tín rộng lớn trong nước và nước ngoài. Lương y, Tiến sĩ Y học Nguyễn Hữu Khai vinh dự được Chủ tịch nước tặng Huân chương Lao động hạng Ba và phong tặng danh hiệu Thầy thuốc ưu tú. Tập đoàn Y dược Bảo Long được Chủ tịch nước tặng Huân chương Lao động hạng Ba, Thủ tướng Chính phủ tặng Bằng khen… 

Mấy năm lại đây, trước hiện trạng suy giảm kinh tế toàn cầu và trong nước. Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của Tập đoàn Y dược Bảo Long có gặp nhiều khó khăn. Đầu năm 2011, đơn vị gặp ông Nguyễn Trường Sơn  - Chủ tịch Hội đồng quản trị Tập đoàn Đầu tư Xây dựng và Du lịch Bảo Sơn đến đặt vấn đề để hợp tác đầu tư xây dựng để nâng cấp xưởng sản xuất Đông dược, Bệnh viện đa khoa Bảo Long và trường Phổ thông Võ thuật Bảo Long. Trong quá trình thực hiện hợp đồng, từ hợp tác đầu tư thay đổi bằng hợp đồng chuyển nhượng vốn cổ phần và tài sản doanh nghiệp  cùng bản quyền thương hiệu sản phẩm. Như vậy là Tập đoàn Y dược Bảo Long đã bị ông Nguyễn Trường Sơn lừa gạt. Về vấn đề này Báo Cựu Chiến binh Việt Nam đã có một số bài phản ánh thực trạng việc làm sai trái của Tập đoàn Bảo Sơn. Sau đây chúng tôi trích đăng tiếp ý kiến của Lương y, Tiến sĩ Nguyễn Hữu Khai gửi cho Ban Biên tập.


Ngày 4-3-2012, Lương y, TS y học Nguyễn Hữu Khai, Tổng giám đốc kiêm Chủ tịch HĐQT
Tập đoàn Bảo Long, đã đến thăm và báo cáo với nguyên Tổng bí thư Lê Khả Phiêu
về việc làm sai trái của ông Nguyễn Trường Sơn, Chủ tịch Tập đoàn Bảo Sơn
và ông Phạm Xuân Ánh, công an kinh tế Hà Nội, Đồng chí Lê Khả Phiêu
yêu cầu các cơ quan chức năng vào cuộc, giải quyết dứt điểm vấn đề này.
Ảnh: Quang Trung



… Sự tranh chấp xảy ra. Ông Nguyễn Trường Sơn đã dùng nhiều thủ đoạn triệt hại chúng tôi (xin được trình bày cụ thể bằng văn bản tố cáo ông  Nguyễn Trường Sơn gửi kèm). Ông Nguyễn Trường Sơn đã tố cáo sai sự thật để chúng tôi bị cơ quan chức năng liên tục kiểm tra, xét hỏi trong suốt 6 tháng qua.
Sau khi tham gia, đoàn kiểm tra liên ngành không phát hiện “Bảo Long” có lỗi gì và tiếp theo những lần nhận được đơn tố cáo. Thanh tra Sở Y tế Hà Nội đã thực hiện 3 lần thanh tra “Bảo Long” nhưng không thấy có vấn đề phạm pháp như đơn tố cáo. Biết đó chỉ là hành vi tiêu cực của một số đối tượng thì Sở Y tế thành phố Hà Nội đã ngưng việc điều tra. Đối với Đội Quản lý Thị trường số 14 cũng đã công bố kết thúc sự vụ. Chỉ còn ông Phạm Xuân Ánh - Cán bộ phòng An ninh Kinh tế Công an Hà Nội là người có mặt từ đầu, vẫn tiếp tục theo đuổi việc tìm kiếm tội lỗi của “Bảo Long”. Với toàn bộ hồ sơ, chứng từ  trong ngày kiểm tra khám xét và được ông Nguyễn Trường Sơn chuyển cho toàn bộ văn bản sổ sách chứng từ lưu trữ trong nhiều năm của Công ty Cổ phần Tập đoàn Y dược Bảo Long, ông Ánh vẫn tiếp tục thu giữ và lục soát “kỹ lưỡng” tất cả văn bản giấy tờ, sổ quỹ, phiếu thu chi và hạch sách toàn bộ cơ cấu tổ chức, lai lịch thân nhân, cuộc sống đời tư cán bộ quản lý và toàn bộ hệ thống sản xuất kinh doanh, khám chữa bệnh phục vụ nhân dân của chúng tôi…! Từ đó, ông Ánh đã xử sự với chúng tôi như một tội phạm.


Kính thưa quý Báo!

Chúng tôi luôn tôn trọng Pháp luật, chấp hành và hợp tác trong việc bị kiểm tra, khám xét, thu giữ tài liệu, tài sản và bị mời, bị triệu tập tới cơ quan công quyền để làm việc. Có ngày tất cả cán bộ chủ chốt đều bị xét hỏi làm  ảnh hưởng rất lớn đến việc sản xuất kinh doanh, tổn thương quá lớn về tinh thần và mất mát rất nhiều tiền của…! Nhưng tới nay đã gần 6 tháng mà ông Phạm Xuân Ánh vẫn chưa buông tha! Chúng tôi vẫn hiểu đó là quyền của cán bộ cơ quan Công an. Tuy nhiên trong quá trình làm việc có nhiều vấn đề sai trái không chính đáng hành hạ chúng tôi phục vụ mục đích cá nhân, cụ thể là:

1. Luôn ép chúng tôi làm việc quá giờ:

- Mời chúng tôi tới làm việc, trong thư mời ghi rõ là gặp ông Phạm Xuân Ánh nhưng ít khi ông Ánh có mặt hoặc đến rất muộn! Ông thường bắt chúng tôi ngồi quá giờ làm việc có hôm tới hơn 15 giờ mới cho nghỉ. Có hôm cho nghỉ trưa thì làm việc đến gần 20 giờ mới cho nghỉ. Tất nhiên là ông Ánh không bị đói, không bị khát và không mệt bởi có người thay thế để ông Ánh thỉnh thoảng ra ngoài…!

- Ngày 18 tháng 11 năm 2011, ông Phạm Xuân Ánh mời tôi tới phòng An ninh Kinh tế số 6 đường Quang Trung. Đến 14 giờ lại giao cho hai người đưa tôi lên ô tô chở tới phòng Cảnh sát Điều tra số 7 Thiền Quang để truy xét về những tin nhắn xúc phạm đến ông Nguyễn Trường Sơn và “nhốt” tôi qua đêm. Họ giữ điện thoại di động của tôi, không cho tôi nhắn tin về nhà làm cho vợ con tôi cùng anh chị em CBCNV vô cùng lo lắng …! Sáng ra mới cho về. Ông Ánh lại yêu cầu tới số 6 Quang Trung để làm việc...!

- Ngày 23 tháng chạp năm Tân Mão là ngày lễ Táo Quân. Khi tới làm việc tôi đặt vấn đề xin ông Ánh cho nghỉ sớm để về quê thực hiện lễ nghĩa truyền thống của dân tộc. Bởi tôi là con trưởng, bố tôi đã mất còn mẹ già hơn 90 tuổi, nhưng ông Ánh giữ tôi tới gần 4 giờ chiều mới cho nghỉ. Ở nhà quê, mẹ tôi bỏ cơm trưa không ăn ngồi chờ con khóc hết nước mắt…! Những ngày giáp tết ông Phạm Xuân Ánh vẫn yêu cầu chúng tôi tới làm việc.

Trong lúc làm việc với tôi, ông Phạm Xuân Ánh nói với ông Đinh Mạnh Hà (cán bộ cùng phòng):

- Việc này bố cháu giao nhiệm vụ cho chú. Chú toàn quyền xử lý, cháu có trách nhiệm  phụ giúp!

(Tôi hiểu ông Phạm Xuân Ánh đã mượn uy của Thiếu tướng Đỗ Nghị - Phó Giám đốc Công an TP. Hà Nội là bố vợ của ông Đinh Mạnh Hà để dọa nạt tôi…!)

2. Cố tình kéo dài thời gian điều tra vụ việc làm làm  ảnh hưởng rất lớn đến việc sản xuất kinh doanh, tổn thương quá lớn về tinh thần và mất mát rất nhiều tiền của của doanh nghiệp chúng tôi…

Gần 6 tháng trời, ông Phạm Xuân Ánh đã thường xuyên mời tôi cùng các cán bộ quản lý của Tập đoàn Y dược Bảo Long tới xét hỏi. Đồng thời rà soát toàn bộ hóa đơn, giấy tờ, sổ sách nhưng không tìm được bằng chứng về việc trốn thuế để  truy tố tôi  nên đã phải chuyển hồ sơ cho Thanh tra Chi cục Thuế Hà Nội. Có lẽ không còn cách nào ghép tội chúng tôi. Ông Phạm Xuân Ánh đã và dàn dựng lên một tội danh mới đó là: “Tôi nhận tiền góp vốn cổ đông và nhận tiền chuyển nhượng tài sản từ ông Nguyễn Trường Sơn để ngoài sổ sách, không đưa vào hạch toán”. Thực tế tôi chỉ hoàn toàn chi tiêu trong chức năng sản xuất kinh doanh đông dược, khám chữa bệnh và giáo dục đào tạo. Không biết buôn bán gì khác.

3. Lạm dụng chức vụ quyền hạn của mình kích động cổ đông của Bảo Long đòi rút vốn làm đơn kiện tôi:

Là Cán bộ An ninh Kinh tế nhưng ông Phạm Xuân Ánh lại gây khó dễ cho doanh nghiệp. Ông Phạm Xuân Ánh đã mời nhiều cổ đông của Tập đoàn y dược Bảo Long tới cơ quan kích động họ đòi rút vốn. Nếu tôi chưa trả được thì khép tội “chiếm đoạt tài sản công dân”. Việc làm đó đã bị nhiều cổ đông phản đối.


Kính thưa quý Báo!

Số tiền cổ đông góp vốn so với tổng giá trị tài sản hàng ngàn tỷ đồng của “Bảo Long” thì không phải là nhiều. Chúng tôi không phải là không có trách nhiệm lo trả. Nhưng trong hoàn cảnh như trên mà phải tất toán thì thực sự là vô cùng khó khăn cho chúng tôi. Cả năm qua chúng tôi hầu như không sản xuất kinh doanh được gì. Chỉ phải đối phó với thủ đoạn chiếm đoạt chuyên nghiệp của ông Nguyễn Trường Sơn. Năm hết tết đến để trả lãi cho cổ đông, chúng tôi đã phải bán tất cả những gì có thể bán được, kể cả ô tô dùng để chở Tổng giám đốc đi công tác cũng phải bán!

Ông Sơn đã thực hiện nhiều thủ đoạn tàn bạo để triệt hại tôi.

Trên đây là những lời khai báo của chúng tôi. Xin cam đoan nội dung trên là hoàn toàn đúng sự thật. Nếu có gì sai trái tôi xin chịu trách nhiệm trước Pháp luật .

Nay kính trình quý Báo xem xét và giúp đỡ chúng tôi nhằm giảm bớt khó khăn, áp lực ảnh hưởng lớn đến việc sản xuất kinh doanh, khám chữa bệnh phục vụ cộng đồng mà ông Phạm Xuân Ánh - cán bộ phòng An ninh Kinh tế Công an TP Hà Nội đang hành hạ chúng tôi vì mục đích không chính đáng.

Xin chân thành cám ơn quý Báo!
TGĐ TẬP ĐOÀN KIÊM CHỦ TỊCH HĐQT CÔNG TY CP Y DƯỢC BẢO LONG



Lương y, Ts Nguyễn Hữu Khai





Góc nhìn đầy đủ "Thương vụ Bảo Sơn - Bảo Long"


Xem tin gốc:

http://dantri.com.vn/ban-doc/goc-nhin-day-du-thuong-vu-bao-son-bao-long-517196.htm

(Dân trí)- Những ngày gần đây, dư luận báo chí có nhiều thông tin trái chiều xung quanh “Thương vụ Bảo Sơn - Bảo Long”. Riêng Tập đoàn Y dược Bảo Long liên tục có nhiều đơn thư gửi đi khắp nơi “kêu oan” cho mình.



Đơn của ông Nguyễn Hữu Khai gửi đến Báo Dân trí (Ảnh: Vũ Văn Tiến)


Bảo Long "kêu oan"

Theo nội dung đơn kiến nghị của ông Nguyễn Hữu Khai, TGĐ Tập đoàn Y dược Bảo Long phản ánh: Trong những năm qua, do tình hình kinh tế toàn cầu và trong nước khó khăn nên đã tác động mạnh đến tình hình sản xuất kinh doanh của Tập đoàn Bảo Long; và tháng 2/2011 ông Nguyễn Trường Sơn, Chủ tịch HĐQT kiêm TGĐ Tập đoàn Bảo Sơn đã tìm đến Tập đoàn Bảo Long để bàn về việc nâng cấp đầu tư các đơn vị của Tập đoàn Bảo Long. Với cam kết: Nâng cấp Bệnh viện đa khoa Bảo Long thành bệnh viện tiên tiến ngang tầm quốc tế; Đầu tư tài chính nâng cấp xưởng sản xuất Đông dược Bảo Long đạt tiêu chuẩn Quốc tế GMP (Thực hành sản xuất tốt); Đưa trường phổ thông Võ thuật Bảo Long thành trường Phổ thông Quốc tế…

Ngày 3/3/2011, hai bên đã đi đến ký kết “Hợp đồng chuyển nhượng vốn cổ phần và tài sản doanh nghiệp cùng bản quyền thương hiệu sản phẩm”.

Theo đó, Điều 1 của hợp đồng này có quy định “Tập đoàn Bảo Long phải chuyển nhượng cho Tập đoàn Bảo Sơn 100% vốn cổ phần của các cổ đông (được ghi danh sách trong giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh nghiệp) và phần vốn góp bổ sung của các cổ đông với giá trị sinh lời tính đến ngày chuyển nhượng cùng toàn bộ diện tích đất, tài sản xây dựng trên đất, bản quyền thương hiệu sản phẩm bao gồm các đơn vị sau: CTCP Tập đoàn Y dược Bảo Long; Công ty TNHH Bệnh viện đa khoa tư nhân Bảo Long; Trường phổ thông Võ thuật Bảo Long; Tổng giá trị chuyển nhượng là 227,5 tỷ đồng

Trong khi Tập đoàn Bảo Sơn cho rằng, số tiền 227,5 tỷ đồng là toàn bộ hợp đồng và đã thanh toán đủ với Tập đoàn Bảo Long thì ông Khai dẫn chứng: Theo Điều 1 của hợp đồng nhưng trong hợp đồng còn ghi rõ: “Tổng giá trị vốn chuyển nhượng là 227.513.174.701 đồng (227,5 tỷ đồng). Trong đó gồm:

Giá trị toàn bộ diện tích đất là 53.382,7m2 là 163.991.980.000 đồng

Giá trị công trình xây dựng trên đất là 63.521.194.701 đồng

Do đó, ông Khai cho rằng hai hạng mục này đã đủ số tiền 227,5 tỷ đồng, còn những hạng mục còn lại như: 100% vốn cổ phần của các cổ đông, phần vốn góp bổ sung của các cổ đông, hạ tầng kỹ thuật, vườn hoa cây cảnh và thương hiệu của 3 đơn vị trên chưa được Tập đoàn Bảo Sơn thanh toán.

Theo ông Khai, tổng số tiền của các hạng mục mà Tập đoàn Bảo Sơn còn nợ Tập đoàn Bảo Long là 125 tỷ đồng. (?)

Bảo Sơn "phản pháo"

Trước những thông tin do ông Khai cung cấp cho báo chí, PV Dân trí đã có buổi làm việc với ông Nguyễn Trường Sơn, Chủ tịch HĐQT kiêm TGĐ Tập đoàn Bảo Sơn. Ông Sơn khẳng định những điều đó là hoàn toàn bịa đặt.

Theo tài liệu PV Dân trí xác minh cho thấy: Tại “Hợp đồng chuyển nhượng vốn cổ phần và tài sản doanh nghiệp cùng bản quyền thương hiệu sản phẩm” giữa hai đối tác trên quy định rõ Công ty Cổ phần Tập đoàn Y dược Bảo Long chịu trách nhiệm chuyển đổi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh khi bên B (Tập đoàn Bảo Sơn) chỉ định các thành viên HĐQT, hội đồng thành viên và các cổ đông mới trong 3 đơn vị nêu trên.

Đối với khoản nợ 125 tỷ ông Khai nêu, đại diện Bảo Sơn cho rằng hoàn toàn không có cơ sở. Theo thỏa thuận 2 bên thì Tập đoàn Bảo Sơn đã thanh toán 100% vốn và Bảo Long đã chuyển đổi đăng ký kinh doanh các công ty cho Tập đoàn Bảo Sơn.

Bản thân ông Khai đã ký hợp đồng tư vấn với công ty luật Tư vấn Quốc tế Thành Đạt cho Bảo Long tiến hành thay đổi đăng ký kinh doanh với cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Bảo Sơn không tự ý chuyển đăng ký kinh doanh.

Bản cảm kết của Công ty Cổ phần Tập đoàn Y dược Bảo Long ngày 11/7/2011
(Ảnh: Vũ Văn Tiến)


Ngày 11/7/2011, ông Khai và bà Lê Thúy Hằng (vợ ông Khai), với ông Nguyễn Hữu Sinh (em ruột ông Khai) đã ký cam kết thực hiện xong chuyển nhượng 100% vốn là đúng pháp luật, và không có kiện cáo bất cứ điều gì.

Thực tế sau khi Bảo Sơn thanh toán 227 tỷ đổng, ông Khai xin vay thêm 80 tỷ để trả nợ. Bảo Sơn đã cho Đông Nam dược Bảo Long vay 80 tỷ, mới giải ngân 51,8 tỷ.

Tuy nhiên Bảo Long lại tiếp tục đề nghị vay tiếp 136 tỷ, nhận thấy có khuất tất, và Bảo Long khó có khả năng thanh toán nợ nên Bảo Sơn không tiếp tục giải ngân.

Bảo Sơn cho Bảo Long thuê toàn bộ địa điểm nhà xưởng đề Bảo Long sản xuất thuốc với giá 500 triệu/tháng, cùng với bán lại thương hiệu và bản quyền 15 mặt hàng thuốc với giá 300 triệu đồng. Như vậy không thể nói Bảo Sơn nợ tiền thương hiệu của Bảo Long.

Vị đại diện cho biết thêm là đến thời điểm này Công ty TNHH Đông Nam dược Bảo Long vẫn chưa trả tiền mua thương hiệu và mặt bằng cho Tập đoàn Bảo Long.

Đại diện Tập đoàn Bảo Sơn còn cho biết, việc mua lại này thực sự đã "cứu" Bảo Long khỏi nguy cơ gánh nặng nợ nần không thể trả nổi.

Các tài liệu do phía Bảo Sơn cung cấp cho thấy việc chuyển nhượng 100% vốn từ Bảo Long đã hoàn tất.
Vũ Văn Tiến




Góc nhìn đầy đủ "Thương vụ Bảo Sơn - Bảo Long" 10 6 16963




Vụ kiện tranh chấp tài sản của Tập đoàn Bảo Sơn:

Công ty TNHH Mỹ phẩm Thảo dược Bảo Long thua kiện


Xem tin gốc:

http://dantri.com.vn/su-kien/cong-ty-tnhh-my-pham-thao-duoc-bao-long-thua-kien-588760.htm

(Dân trí) - TAND quận Thanh Xuân (Hà Nội) vừa xét xử vụ tranh chấp hợp đồng vay tài sản giữa nguyên đơn là Công ty Cổ phần Tập đoàn đầu tư xây dựng và du lịch Bảo Sơn với bị đơn là Công ty TNHH Mỹ phẩm Thảo dược Bảo Long.


Bản án số 02/2012/KDTM-ST ngày 15/2/2012 của TAND quận Thanh Xuân
(Ảnh: Vũ Văn Tiến)


Theo bản án số 02/2012/KDTM-ST ngày 15/2/2012 nêu rõ: Vào ngày 31/5/2011, Công ty Cổ phần Tập đoàn đầu tư xây dựng và du lịch Bảo Sơn (sau đây gọi tắt là Tập đoàn Bảo Sơn) và Công ty TNHH Mỹ phẩm Thảo dược Bảo Long đã ký kết hợp đồng vay vốn số 3105 với nội dung: Tập đoàn Bảo Sơn cho Công ty TNHH Mỹ phẩm Thảo dược Bảo Long vay số tiền là 4.512.200.000 đồng (tương đương 220.000 USD); thời hạn vay kể từ ngày 31/5/2011 đến 30/6/2011 với lãi suất 1,75%/tháng.
Theo thỏa thuận, nếu Công ty TNHH Mỹ phẩm Thảo dược Bảo Long không thanh toán đúng hạn thì Tập đoàn Bảo Sơn sẽ tính lãi suất quá hạn là 150% của lãi suất cho vay nhưng không quá 30 ngày kể từ ngày hết hạn vay của hợp đồng. Lãi vay được xác định bằng số tiền vay nhân lãi suất cho vay và được trả vào ngày mồng 5 của tháng sau.


Hợp đồng được đại diện theo pháp luật của hai bên ký và đóng dấu, có hiệu lực từ ngày ký cho đến khi Công ty TNHH Mỹ phẩm Thảo dược Bảo Long trả hết tiền gốc, tiền lãi vay, lãi phạt và phí chuyển tiền. Trong ngày 31/5/2011 Tập đoàn Bảo Sơn đã chuyển bằng tiền mặt cho Công ty TNHH Mỹ phẩm Thảo dược Bảo Long vay đúng như hai bên đã thỏa thuận.

Đến ngày 30/6/2011 hết hạn vay nhưng Công ty TNHH Mỹ phẩm Thảo dược Bảo Long không thực hiện nghĩa vụ trả nợ, cũng không đưa ra lý do hay ý kiến về việc xin gia hạn trả nợ vay. Ngày 7/11/2011, Tập đoàn Bảo Sơn buộc phải khởi kiện đòi nợ Công ty TNHH Mỹ phẩm Thảo dược Bảo Long ra TAND quận Thanh Xuân (Hà Nội).

Tại phiên tòa sơ thẩm, hai bên đều khai nhận nội dung vụ án như trên. Tập đoàn bảo Sơn đề nghị Công ty TNHH Mỹ phẩm Thảo dược Bảo Long phải thanh toán trả cho mình tổng cộng là 5.501.876.043 đồng. Phía Công ty TNHH Mỹ phẩm Thảo dược Bảo Long trình bày hiện đang gặp rất nhiều khó khăn nên đề nghị phía Bảo Sơn xem xét giảm lãi suất cho vay và gia hạn thời gian trả nợ cũng như đề nghị Tòa giảm án phí cho Công ty TNHH Mỹ phẩm Thảo dược Bảo Long.


Sau khi nghiên cứu toàn diện các chứng cứ tài liệu có trong hồ sơ vụ án, xem xét lời khai của nguyên đơn và bị đơn, TAND quận Thanh Xuân đã xử chấp nhận yêu cầu đòi tiền vay của Tập đoàn Bảo Sơn đối với Công ty TNHH Mỹ phẩm Thảo dược Bảo Long.


Tòa tuyên buộc Công ty TNHH Mỹ phẩm Thảo dược Bảo Long phải có trách nhiệm trả cho Tập đoàn Bảo Sơn số tiền 5.501.876.043 đồng. Tòa cũng tuyên phía Công ty TNHH Mỹ phẩm Thảo dược Bảo Long phải chịu án phí sơ thẩm là 56.750.500 đồng và hoàn lại toàn bộ khoản tiền tạm ứng án phí mà Tập đoàn Bảo Sơn đã tạm ứng trước đó.

Vũ Văn Tiến








Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét