Thứ Tư, 27 tháng 3, 2013

Phần 9: Lương y, Ts Nguyễn Hữu Khai giải đáp những vấn đề thiết yếutrong vụ tranh chấp Bảo Long - Bảo Sơn

Lương y, Ts Nguyễn Hữu Khai giải đáp những vấn đề thiết yếu trong vụ tranh chấp Bảo Long - Bảo Sơn

Xem tin gốc:

http://yduocbaolong.vn/vi/tin-noi-bo/thuong-vu-bao-long-bao-son/a-10287/luong-y,-ts-nguyen-huu-khai-giai-dap-nhung-van-de-thiet-yeu-trong-vu-tranh-chap-bao-long---bao-son.aspx

LƯƠNG Y, TS NGUYỄN HỮU KHAI GIẢI ĐÁP NHỮNG VẤN ĐỀ THIẾT YẾU
TRONG VỤ TRANH CHẤP  “BẢO LONG” -  “BẢO SƠN”
Trong vụ tranh chấp Hợp đồng chuyển nhượng vốn cổ phần và tài sản doanhnghiệp cùng bản quyền thương hiệu sản phẩm số 01/CNVCP&TS/BL- BS ký ngày 03/3/2011 giữa Bảo Long với Bảo Sơn. Ông Nguyễn Trường Sơn đã đề nghị nhiều cơ quan ban, ngành điều tra và xét hỏi như: An ninh kinh tế (PA 81); Đội quản lý thị trường số 14 thuộc Chi cục Quản lý thị trường Hà Nội; Công an Thị xã Sơn Tây; Cơ quan Cảnh sát Điều tra Công an TP Hà Nội; Cơ quan An ninh Điều tra (PA 92); Thanh tra TP Hà Nội; Tòa án Nhân dân TP Hà Nội; Chi cục thuế TP Hà Nội; Thanh tra Sở Y tế TP Hà Nội và các cơ quan truyền thông Báo đài… Các cơ quan trên đã triệu tập Lương y, Ts Nguyễn Hữu Khai - Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Tổng giám đốc Tập đoàn y dược Bảo Long để chất vấn.. Nay chúng tôi tổng hợp những câu hỏi và giải đáp của Lương y, Ts Nguyễn Hữu Khai về những vấn đề thiết yếu trong sự vụ trên. Xin gửi tới các quý vị quan tâm đến vụ việc để có tư liệu hiểu rõ thêm những vấn đề trong sự tranh chấp giữa Bảo Long với Bảo Sơn.

SAU ĐÂY LÀ NHỮNG CÂU HỎI (CÂU TRẢ LỜI NGAY PHÍA DƯỚI)





CÂU 1. Hợp đồng chuyển nhượng vốn cổ phần và tài sản doanh nghiệp cùng bản quyền thương hiệu sản phẩm số 01/CNVCP&TS/BL- BS ký ngày 03/3/2011 giữa Bảo Long với Bảo Sơn hiện đang tranh chấp ở vấn đề gì?

CÂU 2
. Đất và tài sản trên đất trong khuôn viên Bảo Long mang quyền sở hữu và sử dụng của Công ty Cổ phần Tập đoàn Y dược Bảo Long do ông Nguyễn Hữu Khai, bà Lê Thúy Hằng và ông Nguyễn Hữu Sinh đứng tên trong giấy chứng nhận doanh nghiệp. Nay ông Nguyễn Trường Sơn đã được phòng kinh doanh số: 03 thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư TP Hà Nội thay đổi giấy chứng nhận doanh nghiệp. Thay tên ông Nguyễn Hữu Khai, bà Lê Thúy Hằng và ông Nguyễn Hữu Sinh thành tên ông Nguyễn Trường Sơn, bà Nguyễn Thanh Thủy, bà Nguyễn Thị Thu Hà và bà Lê Thị Tuyết Hoa. Đồng thời ông Sơn đang quản lý con dấu. Vậy ông Sơn cùng bà Thủy, bà Hà và bà Hoa có đủ thẩm quyền thay thế ông Khai, bà Hằng và ông Sinh trong việc nắm quyền quản lý và sở hữu Công ty Cổ phần Tập đoàn Y dược Bảo Long và tài sản mang tên công ty này?

CÂU 3
. Có quan điểm cho rằng: Trong 10 khoản chuyển nhượng, những khoản chưa ấn định giá trị chuyển nhượng là hai bên không tính tiền. Bên nhận chuyển nhượng vẫn được quyền sở hữu. Thưa ông có phải vậy không?

CÂU 4
. Trong vụ tranh chấp hợp đồng chuyển nhượng này, theo “Bảo Long” thì “Bảo Sơn” phải thanh toán cho “Bảo Long” giá trị thương hiệu của Công ty Cổ phần Tập đoàn Y dược Bảo Long, bản quyền sản phẩm của Công ty Cổ phần Tập đoàn Y dược Bảo Long và giá trị thương hiệu của Bệnh viện đa khoa tư nhân Bảo Long. Tại sao hai bên không định giá các giá trị thương hiệu trên khi ký hợp đồng chuyển nhượng, để sau đó mới đề cập vấn đề này?

CÂU 5
. Theo ông thì giá trị thương hiệu Công ty Cổ phần Tập đoàn Y dược Bảo Long và Bệnh viện đa khoa Bảo Long là bao nhiêu?

CÂU 6
. Nếu ông Nguyễn Trường Sơn đề nghị được hoàn trả pháp danh thương hiệu Công ty Cổ phần Tập đoàn Y dược Bảo Long và Bệnh viện đa khoa Bảo Long thì ông có chấp nhận không?

CÂU 7
. Khoản tiền chuyển nhượng 227.513.174.701đồng “Bảo Sơn” đã trả cho “Bảo Long”. Tại sao “Bảo Long” không bàn giao cơ sở cho “Bảo Sơn”?

CÂU 8
: Có quan điểm cho rằng: Giá trị đất và nhà xưởng xây dựng trên đất là hình thành từ vốn cổ phần của doanh nghiệp. Vì thế trả tiền mua đất và nhà xưởng xây dựng trên đất là đã trả tiền mua vốn cổ phần. Ý kiến của ông về quan điểm trên như thế nào?

CÂU 9
. Ngày 8/6/2011 Bảo Sơn tổ chức cuộc họp giữa hai bên tại khách sạn Bảo Sơn. Bảo Long đã ký trong biên bản cuộc họp về việc thuê lại của Bảo Sơn khuôn viên “Bảo Long” mỗi tháng bằng 500 triệu đồng và nhận chuyển giao bản quyền pháp danh sản phẩm là 300 triệu đồng. Như vậy có phải Bảo Long đã công nhận khuôn viên Bảo Long và pháp danh sản phẩm là thuộc Bảo Sơn?

CÂU 10
. Ngày 15 /2/2011 “Bảo Sơn” ký hợp đồng cho “Bảo Long” vay 30 tỷ đồng. “Bảo Long” phải trả lãi suất 2,2% mỗi tháng. Ngày 22/3/2011 “Bảo Sơn” ký hợp đồng khoán kinh doanh đầu tư cho “Bảo Long” 5 tỷ đồng, “Bảo Long” phải trả lãi suất 120 triệu đồng mỗi tháng. Ngày 28 tháng 4 năm 2011 “Bảo Sơn” ký hợp đồng khoán đầu tư. “Bảo Sơn” đầu tư cho “Bảo Long” 5 tỷ đồng. “Bảo Long” phải trả lãi suất 120 triệu đồng mỗi tháng. “Bảo Long” đã nhận đủ tiền chưa và việc thực hiện hợp đồng như thế nào?

CÂU 11
. Tại sao ông Nguyễn Trường Sơn lại cho bà Lê Thúy Hằng- Giám đốc Công Ty TNHH Mỹ phẩm thảo dược Bảo Long vay 4,5 tỷ đồng và rồi đã kiện bà Lê Thúy Hằng ra Tòa để đòi tiền?

CÂU 12
. Hợp đồng chuyển nhượng trường Trung cấp Y dược Bảo Long số: 1107/CNTCYD/BL - BS ký ngày 11/7/2011 tại sao Bảo Sơn chưa triển khai được?

CÂU 13
. Vì sao Bảo Sơn thông tin phát mãi khuôn viên của Bảo Long tại Hóc Môn TP Hồ Chí Minh?

CÂU 14
. Xin ông giải đáp về việc có một vài báo điện tử đăng tin không lành mạnh về Công ty TNHH Đông Nam dược Bảo Long?

CÂU 15
. Theo quan điểm của ông thì ông Nguyễn Trường Sơn có nhận định nhầm về kết quả  khởi kiện Bảo Long trong việc tranh chấp hợp đồng chuyển nhượng trước Tòa án nhân dân TP Hà Nội không?

CÂU 16
. Theo ông thì ông Nguyễn Trường Sơn rút đơn khởi kiện có phải như lý do trình bày được rút đơn là : “…Để củng cố chứng cớ và để thỏa thuận với bị đơn (Bảo Long)?

CÂU 17
. Như Ông đã tố cáo việc ông Ngô Quang Du - Điều tra viên thuộc cơ quan An ninh Điều tra (PA 92). Ngày 13/6/2012 làm việc với Ông tại Tập đoàn Y dược Bảo Long đã cố ý viết thêm một đoạn biên bản ghi lời khai sai sự thật và dùng thủ đoạn để lấy chữ ký của Ông. Đoạn biên bản ghi lời khai không đúng với nội dung Ông trình bày cụ thể là:
- Hỏi: Nghĩa vụ của Tập đoàn Bảo Sơn theo nội dung Hợp đồng 01 ngày 3/3/2011 là gì?
- Đáp: Theo nội dung Hợp đồng số 01 ngày 3/3/2011 Tập đoàn Bảo Sơn có nghĩa vụ phải thanh toán cho chúng tôi số tiền 227,5 tỷ đồng.

- Hỏi: Tập đoàn Bảo Sơn đã thực hiện việc thanh toán 227,5 tỷ đồng cho bên bán chưa?
- Đáp: Tập đoàn Bảo Sơn đã thanh toán cho chúng tôi đủ số tiền 227,5 tỷ đồng bằng tiền mặt vào ngày 15/4/2011.

- Hỏi: Ngoài việc phải thanh toán cho bên bán số tiền 227,5 tỷ đồng Tập đoàn Bảo Sơn còn có nghĩa vụ gì nữa theo nội dung của Hợp đồng số 01 ngày 3/3/2011?
- Đáp: Nội dung Hợp đồng số 01 ngày 3/3/2011 chỉ có một nghĩa vụ duy nhất là thanh toán cho bên bán số tiền 227,5 tỷ đồng cho việc nhận tài sản chuyển nhượng theo hợp đồng đối với Tập đoàn Bảo Sơn.
- Nếu lợi dụng lúc ông Khai đang quá mệt mỏi cả về sức khỏe lẫn tinh thần. Điều tra viên Ngô Quang Du lại nhờ được quỷ che ma ám để lấy được chữ ký vào văn bản gian trá như trên thì sự thể sẽ đi đến đâu… ?

CÂU 18
: Ngày 28 tháng 6 năm 2012 Bệnh viện Đa khoa Bảo Sơn đăng báo “Điện tử  Kiến  thức” mời thầu thiết bị y tế. Bệnh viện này có phải tên cũ là Bệnh viện  đa khoa Bảo Long không? Ông nhận định về việc mời thầu này như thế nào?

CÂU 19
. Tập đoàn Y dược Bảo Long có bao nhiêu công ty, trường học, bệnh viện? Tại sao lại có 2 công ty trùng tên là Công ty TNHH Đông Nam dược Bảo Long tại TP. Hồ Chí Minh và Công ty TNHH Đông Nam dược Bảo Long tại TP. Hà Nội? Vì sao Công ty TNHH Đông Nam dược Bảo Long tại TP. Hà Nội được thành lập từ ngày 20/3/2009 mà đến ngày 19/8/2011 mới bắt đầu hoạt động?

CÂU 20
. Nay tình trạng khuôn viên và hoạt động của các đơn vị thuộc Tập đoàn Y dược Bảo Long thế nào?
CÂU 21 + 22. Trong điều kiện kinh tế khó khăn hiện nay. Ông có thông điệp gì về trách nhiệm trả lãi hàng tháng và thanh toán khi Cổ đông rút vốn ?

Lương y, Ts Nguyễn Hữu Khai trả lời:
 Về vấn đề này Tôi đã viết thư xin các quý vị Cổ đông cảm thông chia sẻ. Và giải trình với những quý vị “quá bức xúc, nóng giận”chưa cảm thông. (click vào đây xem chi tiết)


TRẢ LỜI NHỮNG CÂU HỎI TRÊN

CÂU 1. Hợp đồng chuyển nhượng vốn cổ phần và tài sản doanh nghiệp cùng bản quyền thương hiệu sản phẩm số 01/CNVCP&TS/BL- BS ký ngày 03/3/2011 giữa Bảo Long với Bảo Sơn hiện đang tranh chấp ở vấn đề gì?

Lương y, Ts Nguyễn Hữu Khai trả lời:

- Hợp đồng chuyển nhượng vốn cổ phần và tài sản doanh nghiệp cùng bản quyền thương hiệu sản phẩm số 01/CNVCP&TS/BL-BS ký ngày 03/3/2011 với nội dung chính là “Bảo Long” chuyển nhượng cho “Bảo Sơn”: 100% vốn góp của các cổ đông có tên trong đăng ký doanh nghiệp; Phần góp vốn bổ sung của các cổ đông với giá trị sinh lời; Toàn bộ diện tích đất thuộc quyền sử dụng của Công ty CP Tập đoàn Y dược Bảo Long. Tài sản xây dựng trên đất; Hạ tầng cơ sở kỹ thuật: Cây cối hoa màu trong khuôn viên; Thương hiệu Công ty Cổ phần Tập đoàn Y dược Bảo Long; Bản quyền thương hiệu sản phẩm; Thương hiệu Bệnh viện Đa khoa Bảo Long; Thương hiệu trường Phổ thông Võ thuật Bảo Long. Mỗi khoản chuyển nhượng được thể hiện sau mỗi dấu phảy. (Tổng cộng là 10 khoản). Từ sự đồng lòng dẫn đến dễ dãi rồi dẫn đến xuề xòa đại khái về chữ nghĩa trong văn bản khiến không mang nguyên tắc pháp lý. Cũng từ chỗ dễ dãi và đơn giản hóa đã phát sinh sự lợi dụng và thôn tính…!
Trong hợp đồng chuyển nhượng tài sản, vốn cổ phần, pháp danh thương hiệu giữa Bảo Long với Bảo Sơn có cụm từ: “… Tổng giá trị vốn chuyển nhượng là: 227,513,174,701 đồng. Trong đó gồm:
1. Giá trị toàn bộ diện tích đất: 53,382,7m2 là: 163,991,980,000 đồng (Có phụ lục kèm theo).
2. Giá trị công trình xây dựng trên đất là: 63,521,194,701 đồng (Có phụ lục chi tiết kèm theo)...”
Bảo Sơn vin vào hợp từ: “Tổng giá trị vốn chuyển nhựợng” để nói lên số tiền: 227,513,174,701 đồng là trả cho tất cả 10 khoản chuyển nhượng nói trên.
Ngày 23 tháng 8 năm 2011 lấy lý do là chuẩn bị cho kỷ niệm 20 năm ngày thành lập, “Bảo Sơn” đã mời hơn 40 cơ quan truyền thông báo đài tới dự và công bố đã hoàn tất 100% việc chuyển nhượng vốn cổ phần và tài sản của Tập đoàn Y dược Bảo Long. Khi “Bảo Long” xác định lại thì “Bảo Sơn” vẫn khẳng định số tiền 227.513.174.701đ là đã trả cho toàn bộ giá trị của hợp đồng chuyển nhượng .
Tuy nhiên Bảo Long căn cứ vào  những dòng tiếp theo là: “…Trong đó gồm:
1. Giá trị toàn bộ diện tích đất 53,382,7m2 là: 163,991,980,000 đồng. (Có phụ lục kèm theo).
2. Giá trị công trình xây dựng trên đất là: 63,521,194,701 đồng. (Có phụ lục chi tiết kèm theo)...”
Những dòng chữ trên đã phủ nhận lập luận của Bảo Sơn. Bởi phép cộng của giá trị toàn bộ diện tích đất với giá trị công trình xây dựng trên đất vừa đúng bằng 227,513,174,701 đồng. Đâu còn đồng nào để trả cho tám khoản còn lại? Đó là vấn đề chính yếu của sự tranh chấp.

CÂU 2. Đất và tài sản trên đất trong khuôn viên Bảo Long mang quyền sở hữu và sử dụng của Công ty Cổ phần Tập đoàn Y dược Bảo Long do ông Nguyễn Hữu Khai, bà Lê Thúy Hằng và ông Nguyễn Hữu Sinh đứng tên trong giấy chứng nhận doanh nghiệp. Nay ông Nguyễn Trường Sơn đã được phòng kinh doanh số: 03 thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư TP Hà Nội thay đổi giấy chứng nhận doanh nghiệp. Thay tên ông Nguyễn Hữu Khai, bà Lê Thúy Hằng và ông Nguyễn Hữu Sinh thành tên ông Nguyễn Trường Sơn, bà Nguyễn Thanh Thủy, bà Nguyễn Thị Thu Hà và bà Lê Thị Tuyết Hoa. Đồng thời ông Sơn đang quản lý con dấu. Vậy ông Sơn cùng bà Thủy, bà Hà và bà Hoa có đủ thẩm quyền thay thế ông Khai, bà Hằng và ông Sinh trong việc nắm quyền quản lý và sở hữu Công ty Cổ phần Tập đoàn Y dược Bảo Long và tài sản mang tên công ty này?

Lương y, Ts Nguyễn Hữu Khai trả lời: 

Hiện tại ông Nguyễn Trường Sơn , bà Nguyễn Thanh Thủy, bà Nguyễn Thị Thu Hà và bà Lê Thị Tuyết Hoa chưa đủ tư cách pháp lý đứng tên Công ty Cổ phần Tập đoàn Y dược Bảo Long, đồng thời chưa đủ thẩm quyền quản lý và sở hữu Công ty Cổ phần Tập đoàn Y dược Bảo Long cùng tài sản của công ty này bởi vì:
1. Thay đổi giấy chứng nhân doanh nghiệp bất hợp pháp:
Ông Sơn đã làm thủ tục thay đổi giấy chứng nhận bất hợp pháp bởi chưa được đại hội đồng cổ đông của Công ty Cổ phần Tập đoàn Y dược Bảo Long thông qua (Cổ đông của công ty Cổ phần Tập đoàn Y dược Bảo Long có hàng trăn người) Đồng thời vợ chồng, bố con ông Sơn chưa thực hiện việc thanh toán tiền vốn cổ phần cho các thành viên là: Ông Khai, bà Hằng và ông Sinh. Trong hợp chuyển nhượng vốn cổ phần có ghi: “Chúng tôi đã nhận đủ số tiền chuyển nhượng vốn và sau đây không kiện cáo gì”. Nhưng thực tế sau khi ký thì vợ chồng, bố con ông Sơn đã bội ước và chưa hề trả tiền! Sự lừa đảo này cùng với việc chưa nhất trí của đại đa số các cổ đông dẫn tới bất hợp pháp và sinh ra tranh chấp. Vì thế giấy chứng nhận doanh nghiệp mà bố con ông Sơn luồn lách để thay đổi tên không có giá trị thực hiện. (Việc này ông Sơn đã phải mang danh nghĩa một cổ đông mới, làm đơn khởi kiện ra Tòa án Nhân dân TP Hà Nội (ngày 02 tháng 12 năm 2011). Sau 4 tháng đối chất với Bảo Long và được cán bộ thụ lý vụ án phân tích, ông Sơn đã bị đuối lý và nhận ra hành vi “vừa ăn cướp vừa la làng” nên đã làm đơn xin rút đơn khởi kiện vào ngày 05/4/2012 và đã được Tòa án phê duyệt đình chỉ thụ lý vụ án vào ngày 06/4/2012.
2. Về việc chuyển nhượng quyền sở hữu đất trong khuôn viên Bảo Long không thể thực hiện được do hệ lụy mà Bảo Sơn gây nên:
Bảo Long đã đồng ý chuyển nhượng và Bảo Sơn đã đồng ý nhận chuyển nhượng theo hợp đồng số: 01 hai bên ký ngày 03/3/2011. Nếu sự việc diễn ra bình thường. Hai bên thỏa thuận bảo nhau cùng nhau giải quyết, tháo gỡ từng vấn đề để đi đến hợp pháp (như người ta vẫn thường thực hiện) thì chắc sẽ thành công. Tuy nhiên Bảo Sơn đã mang mưu đồ chiếm đoạt, phủ nhận nhiều giá trị tài sản của Bảo Long, từ đó dẫn tới mâu thuẫn. Khi tranh chấp xảy ra, Bảo Sơn không chịu thương lượng mà đã nhờ nhiều bộ phận chức năng và công quyền hỗ trợ trong việc chiếm đoạt. Khiến sự việc ngày càng căng thẳng và nghiễm nhiên đã bị phơi bày những vấn đề bất hợp pháp trong việc chuyển nhượng rồi dẫn tới việc không thể thực hiện được. Cụ thể là:
- Đối tượng chuyển nhượng trong hợp đồng chủ yếu là giá trị quyền sử dụng đất. Nhưng toàn bộ diện tích đất của Công ty Cổ phần Tập đoàn Y dược Bảo Long là đất thuê của Nhà nước theo hình thức trả tiền hàng năm, nên theo quy định tại Luật Đất đai thì diện tích đất mà Bảo Long đang thuê không được phép chuyển nhượng.
- Trong số diện tích đất được chuyển nhượng ghi trong Hợp đồng số 01 thì Công ty Cổ phần Tập đoàn Y dược Bảo Long chỉ được cấp giấy chứng nhận và đứng tên sử dụng là: 48.882,3m2. Đất chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (đất nông nghiệp) là 3.332,4m2. Cá nhân bà Lê Thúy Hằng đứng tên bằng 1.168m2 (không thuộc quyền của Công ty Cổ phần Tập đoàn Y dược Bảo Long). Vì vậy, việc Công ty Cổ phần Tập đoàn Y dược Bảo Long đưa diện tích của cá nhân bà Lê Thúy Hằng vào giá trị doanh nghiệp để chuyển nhượng là trái quy định của pháp luật.
- Ngoài ra, trong số diện tích đất chuyển nhượng được ghi trong Hợp đồng số 01/CNVCP&TS/BL-BS  ký ngày 03/3/2011 có 3.332,4m2 là đất nông nghiệp, chưa được chuyển đổi mục đích sử dụng mà theo quy định của Luật Đất đai thì đất nông nghiệp không được chuyển nhượng hoặc chuyển nhượng có điều kiện. Những đối tượng chuyển nhượng trong hợp đồng nêu trên không đảm bảo điều kiện theo quy định của pháp luật.

CÂU 3. Có quan điểm cho rằng: Trong 10 khoản chuyển nhượng, những khoản chưa ấn định giá trị chuyển nhượng là hai bên không tính tiền. Bên nhận chuyển nhượng vẫn được quyền sở hữu. Thưa ông có phải vậy không?

Lương y, Ts Nguyễn Hữu Khai trả lời:

Không phải như vậy! Trong 10 khoản chuyển nhượng có những khoản hữu hình và cả những khoản vô hình (đó là giá trị pháp danh, thương hiệu) đều có giá trị tính ra được thành tiền mà không thể phủ nhận. Những khoản mà hai bên thống nhất không tính tiền nhưng bên nhận chuyển nhượng vẫn được quyền sở hữu thì đã được ghi cụ thể trong hợp đồng (ví dụ như khu văn hóa tâm linh với giá trị gần chục tỷ đồng). Còn các khoản khác hai bên chưa tính giá trị và chưa thanh toán. Bởi cả một hợp đồng lớn thì không thể thực hiện hoàn tất trong một thời điểm. Đồng thời còn bởi mối quan hệ hợp tác liên kết giữa hai bên. Do vậy thanh toán đến đâu thì làm văn bản hoặc hợp đồng đến đó.
Các thời điểm đã ký văn bản, hợp đồng thanh toán như sau:
* Ngày 03 tháng 3 năm 2011(ký hợp đồng số: 01) Hai bên ký văn bản chuyển nhượng giá trị tổng diện tích đất và giá trị nhà xưởng:
Tổng giá trị chuyển nhượng bằng 227.513.174.701 đồng. Trong đó gồm:
- Giá trị toàn bộ diện tích đất 53.382,7 m2 là: 163.991.980.000 đồng.
- Giá trị công trình xây dựng trên đất: 63.521.194.701 đồng.
* Ngày 26/4/2011 hai bên ký biên bản chuyển nhượng vốn của các thành viên có danh sách trong giấy đăng ký doanh nghiệp Công ty Cổ phần Tập đoàn Y dược Bảo Long:
- Ông Nguyễn Hữu Khai chuyển toàn bộ cổ phần có giá trị là 90 tỷ đồng Việt Nam chiếm 60% vốn Điều lệ cụ thể:
Chuyển nhượng 60 tỷ VNĐ cho Công ty CP Tập đoàn Đầu tư Xây dựng và Du Lịch Bảo Sơn và chuyển nhượng 30 tỷ đồng cho ông Nguyễn Trường Sơn có hộ khẩu thường trú số 76, phố Trần Hưng Đạo, Hoàn Kiếm, TP. Hà Nội.
- Ông Nguyễn Hữu Sinh chuyển toàn bộ cổ phần có giá trị là 7,5 tỷ đồng Việt Nam, chiếm 5% tổng số vốn Điều lệ cho bà Nguyễn Thị Thu Hà có hộ khẩu thường trú số 76, phố Trần Hưng Đạo, Hoàn Kiếm, TP. Hà Nội.
- Bà Lê Thúy Hằng chuyển toàn bộ cổ phần có giá trị là 52.500.000.000 đồng Việt Nam, chiếm 35% tổng số vốn Điều lệ cho:
Bà Nguyễn Thị Thu Hà có hộ khẩu thường trú số 76, phố Trần Hưng Đạo, Hoàn Kiếm, TP. Hà Nội là: 15 tỷ đồng,
Bà Nguyễn Thanh Thủy có hộ khẩu thường trú số 76, phố Trần Hưng Đạo, Hoàn Kiếm, TP. Hà Nội là: 22,5 tỷ VNĐ,
Bà Lê Thị Tuyết Hoa có hộ khẩu thường trú phòng 4 nhà 25, tập thể CC số 1 Thượng Đình, Thanh Xuân, Thành phố Hà Nội: 15 tỷ VNĐ.
* Ngày 23/05/2011 hai bên ký biên bản chuyển nhượng vốn của các thành viên có danh sách trong giấy đăng ký doanh nghiệp Công ty TNHH Bệnh viện đa khoa tư nhân Bảo Long Bảo Long:
Các cổ đông là ông Nguyễn Hữu Khai, ông Nguyễn Hữu Sinh, bà Lê Thúy Hằng, ông Nguyễn Văn Huệ và bà Lưu Tố Phấn. Bên Công ty TNHH Bệnh viện Đa khoa tư nhân Bảo Long đã chuyển nhượng toàn bộ 100% vốn góp của mình là 5.100.000.000 đồng Việt Nam cho Công ty CP Tập đoàn Đầu tư Xây dựng và Du lịch Bảo Sơn đại diện quản lý phần vốn là ông Nguyễn Trường Sơn và và thành viên nhận chuyển nhượng cổ phần là bà Nguyễn Thanh Thủy, ông Nguyễn Trường Sơn, bà Nguyễn Thị Thu Hà.
- Ông Nguyễn Hữu Khai chuyển toàn bộ cổ phần có giá trị là 03 tỷ đồng Việt Nam chiếm 58,82% vốn Điều lệ cụ thể:
Chuyển nhượng 2.550.000.000 đồng cho Công ty CP Tập đoàn Đầu tư Xây dựng và Du Lịch Bảo Sơn và chuyển nhượng 449.820.000 đồng cho ông Nguyễn Trường Sơn.
- Ông Nguyễn Hữu Sinh chuyển toàn bộ cổ phần có giá trị là: 900.000.000 đồng Việt Nam, chiếm 17,65% tổng số vốn Điều lệ cho ông Nguyễn Trường Sơn giá trị: 570.018.000 đồng và bà Nguyễn Thị Thu Hà giá trị: 329.970.000 đồng.
- Bà Lê Thúy Hằng chuyển toàn bộ cổ phần có giá trị: 1.000.000.000 đồng, chiếm 19,61% tổng số vốn Điều lệ cho bà Nguyễn Thị Thu Hà giá trị 435.030.000 đồng, bà Nguyễn Thanh Thủy: 565.080.000 đồng.
- Ông Nguyễn Văn Huệ chuyển toàn bộ cổ phần có giá trị là: 99.960.000 đồng, chiếm 1,96% tổng số vốn Điều lệ cho bà Nguyễn Thanh Thủy.
- Bà Lưu Tố Phấn chuyển toàn bộ cổ phần có giá trị là: 99.960.000 đồng, chiếm 1,96% tổng số vốn Điều lệ cho bà Nguyễn Thanh Thủy.
* Ngày 31 tháng 5 năm 2011 chuyển nhượng và thanh toán vốn góp cổ đông  bổ sung cho GSTS Phạm Ngọc Giai với số vốn góp (thực tế) là: 4,5 tỷ đồng (Bởi chưa định được giá trị cổ phiếu hiện tại nêm giải quyết tình thế bằng cách thông qua một đơn vị trực thuộc Tập đoàn Y dược Bảo Long là Công ty Mỹ phẩm Thảo Dược Bảo Long làm thủ tục “vay vốn” để trả GSTS Phạm Ngọc Giai.
* Ngày 11 tháng 7 năm 2011 hai bên ký văn bản chuyển nhựơng trường trung cấp Y dược với số tiền là: 5 tỷ đồng.
CÂU 4. Trong vụ tranh chấp hợp đồng chuyển nhượng này, theo “Bảo Long” thì “Bảo Sơn” phải thanh toán cho “Bảo Long” giá trị thương hiệu của Công ty Cổ phần Tập đoàn Y dược Bảo Long, bản quyền sản phẩm của Công ty Cổ phần Tập đoàn Y dược Bảo Long và giá trị thương hiệu của Bệnh viện đa khoa tư nhân Bảo Long. Tại sao hai bên không định giá các giá trị thương hiệu trên khi ký hợp đồng chuyển nhượng, để sau đó mới đề cập vấn đề này?

Lương y, Ts Nguyễn Hữu Khai trả lời:

- Theo biên bản ghi nhớ “Bảo Sơn” sẽ đầu tư nâng cấp Công ty Cổ phần Tập đoàn Y dược Bảo Long đạt tiêu chuẩn Quốc tế GMP và nâng cấp Bệnh viện đa khoa Bảo Long thành Bệnh viện đạt tiêu chuẩn Quốc tế.
Ngày 15 tháng 2 năm 2011 “Bảo Sơn” đã đầu tư vào “Bảo Long” 30 tỷ đồng. Sau đó “Bảo Long” tôn vinh ông Nguyễn Trường Sơn giữ chức Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Y dược Bảo Long. Ngày 28 tháng 02 năm 2011 tân Chủ tịch Nguyễn Trường Sơn ra quyết định về việc giao khoán kinh doanh hoạch toán độc lập: “…Giao cho Tiến sĩ Nguyễn Hữu Khai tổ chức quản lý và điều hành hoạt động giáo dục, đào tạo, khám chữa bệnh và sản xuất kinh doanh Đông dược theo hình thức hạch toán độc lập. Khi có nhu cầu bổ sung vốn thì lập tờ trình Chủ tịch hội đồng quản trị. Tiến sĩ Nguyễn Hữu Khai được quyền sử dụng toàn bộ khuôn viên Bảo Long…”
Căn cứ vào các văn bản trên chúng tôi hiểu rằng “Bảo Long” vẫn được duy trì và CBCNV có công ăn việc làm tốt hơn nhờ sự đầu tư nâng cấp của “Bảo Sơn”. Bởi thế khi ký hợp đồng chuyển nhượng chúng tôi không nỡ yêu cầu “Bảo Sơn” định giá và thanh toán giá trị thương hiệu. Thế nhưng cứ sau vài ngày (mỗi khi “Bảo Sơn” thực hiện được một việc riêng) thì lại giảm trừ chức năng quyền hạn và quyền lợi của chúng tôi và cuối cùng sa thải hết CBCNV “Bảo Long”! Cụ thể là: Ngày 26 tháng 4 năm 2011 “Bảo Sơn” yêu cầu các thành viên của “Bảo Long” đứng tên trong giấy chứng nhận doanh nghiệp ký chuyển nhượng vốn cổ phần cho ông Sơn cùng vợ con ông Sơn. Sau khi hoàn thiện thủ tục thì ngày 17 tháng 5 năm 2011 “Bảo Sơn” đã bổ nhiệm bà Phan Thu Hà (người của Bảo Sơn) giữ chức giám đốc tài chính “Bảo Long” (giảm bớt chức năng quyền hạn của Tiến sĩ Nguyễn Hữu Khai). Rồi đến ngày 25 tháng 5 năm 2011 bằng hợp đồng số 03/HĐLĐ/2011 “Bảo Sơn” không coi Tiến sĩ Nguyễn Hữu Khai là “người nhà” nữa mà coi là một chuyên gia cao cấp được mời giữ chức vụ Tổng giám đốc “Bảo Long”. Đến ngày 28 tháng 5 năm 2011 “Bảo Sơn” lại ra thông báo số: 391/2011/TB về việc cơ cấu lại tổ chức, bổ sung ông Nguyễn Tiến Lợi (người của Bảo Sơn) làm giám đốc điều hành, (giảm tiếp chức năng quyền hạn về điều hành của Tiến sĩ Nguyễn Hữu Khai). Ngày 6 tháng 6 năm 2011 ông Nguyễn Trường Sơn ra quyết định: “… Miễn nhiệm chức Tổng giám đốc và chấm dứt hợp đồng lao động với Tiến sĩ Nguyễn Hữu Khai”. Ngày 8 tháng 6 năm 2011 ông Nguyễn Trường Sơn ra văn bản dồn toàn bộ y bác sỹ, dược sỹ, cán bộ công nhân viên của Bệnh viện đa khoa Bảo Long, Công ty Cổ phần tập đoàn Y dược Bảo Long cùng giáo viên, huấn luyện viên và công nhân viên của trường Phổ thông Võ thuật Bảo Long vào một công ty nhỏ giao cho ông Nguyễn Hữu Khai chịu trách nhiệm quản lý và ký hợp đồng lao động với họ. Ngày 10 tháng 6 năm 2011 ông Nguyễn Trường Sơn đã thay đổi giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp Bệnh viện đa khoa Bảo Long thành Bệnh viện đa khoa Bảo Sơn và thay hết những thành viên cũ của “Bảo Long” bằng tên ông Sơn cùng vợ và các con. Ngày 17 tháng 6 năm 2011 ông Sơn thay đổi giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp Công ty Cổ phần Tập đoàn Y dược Bảo Long. Thay hết danh sách thành viên cũ của “Bảo Long” bằng tên ông Sơn cùng vợ con. Ngày 2 tháng 8 năm 2011 ông Sơn ra quyết định đóng cửa tất cả các chi nhánh, cửa hàng đại lý thuốc của “Bảo Long” trên toàn quốc. Ngày 5 tháng 8 năm 2011 ông Sơn cho bệnh viện đa khoa Bảo Sơn ngưng hoạt động. Vậy là gần một ngàn CBCNV bị ông Sơn loại hết. Nay Công ty Cổ phần Tập đoàn Y dược Bảo Long và Bệnh viện Đa khoa Bảo Long chỉ còn ông Sơn cùng vợ và hai con gái. Việc thôn tính Công ty Cổ phần Tập đoàn Y dược Bảo Long và Bệnh viện đa khoa Bảo Long làm của riêng gia đình mình thì phải nghĩ đến công sức của những người xây dựng nên nó và phải trả họ giá trị theo quy định pháp luật. Đó là cái lý diễn biến theo mưu đồ lừa lọc và chiếm đoạt của ông Sơn! Đó cũng là lúc chúng tôi phải đòi lại sự công bằng và thành quả mà hơn hai mươi năm qua đã xây đắp bằng mồ hôi nước mắt và bằng cả máu của mình!

CÂU 5. Theo ông thì giá trị thương hiệu Công ty Cổ phần Tập đoàn Y dược Bảo Long và Bệnh viện đa khoa Bảo Long là bao nhiêu?

Lương y, Ts Nguyễn Hữu Khai trả lời:

Chúng tôi xin nhờ các cơ quan chức năng làm trọng tài và đánh giá thương hiệu. Giá trị thương hiệu Công ty Cổ phần Tập đoàn Y dược Bảo Long và giá trị thương hiệu Bệnh viện đa khoa Bảo Long là bao nhiêu thì việc xác định không khó. Bởi các tổ chức chuyên môn Quốc tế và Bộ Tài chính nước ta đã ban hành những phương thức định giá.
Những thương hiệu của Việt Nam đã được định giá và chuyển nhượng trong những năm gần đây:
- Hãng Colgate (Mỹ) đã mua thương hiệu kem đánh răng “Dạ Lan” với giá 3 triệu USD tương đương 60 tỷ đồng. Công ty Unilever đã mua  thương hiệu kem đánh răng P/S với giá 5 triệu USD tương đương 100 tỷ đồng. Tập đoàn Vina Capital mua 20% thương hiệu “Yến Việt” với giá 7,5 triệu USD tương đương 150 tỷ đồng (Tổng giá trị thương hiệu “Yến Việt” bằng 35 triệu USD tương đương 700 tỷ đồng). Đầu năm 2011Công ty Unicharm (Nhật Bản) mua thương hiệu Diana với giá 184 triệu USD tương đương 4000 tỷ đồng. Ngày 01 tháng 02 năm 2012 Tập đoàn Bia Carlsberg Đan Mạch đã mua thương hiệu Bia Huda (Huế) với giá 2.200 tỷ đồng…Việc định giá trị thương hiệu có nhiều phương pháp. Trong đó có cách định giá theo thoả thuận giữa hai bên chuyển nhượng và theo phương thức so sánh. Thương hiệu Công ty Cổ phần Tập đoàn Y dược Bảo Long được tôn vinh là: Thương hiệu mạnh Việt Nam; Thương hiệu Việt Nam hàng đầu Top 100; Giải thưởng sao vàng đất Việt; Cúp vàng Tự hào thương hiệu Việt… có thể so sánh với  thương hiệu “Diana”? Bệnh viện đa khoa Bảo Long một thương hiệu thân thiện, y đức và hiệu quả, là niềm tin của bệnh nhân khắp cả nước và Việt Kiều. Có thể so sánh với thương hiệu “Yến Việt”?

CÂU 6. Nếu ông Nguyễn Trường Sơn đề nghị được hoàn trả pháp danh thương hiệu Công ty Cổ phần Tập đoàn Y dược Bảo Long và Bệnh viện đa khoa Bảo Long thì ông có chấp nhận không?

Lương y, Ts Nguyễn Hữu Khai trả lời:

- Thương hiệu là danh dự, là uy tín, là mãi lực… Nay ông Nguyễn Trường Sơn đã cố tình để Công ty Cổ phần Tập đoàn Y dược Bảo Long bị phạt, bị thu giấy phép hoạt động rồi lại “xin” chương trình thời sự VTV1 thông báo về vấn đề  bỉ ổi này. Còn đối với Bệnh viện Đa khoa Bảo Long thì ông Sơn đã đổi tên thành Bệnh viện đa khoa Bảo Sơn và cho ngưng hoạt động… thì nay còn gì để hoàn trả “Bảo Long”?

CÂU 7. Khoản tiền chuyển nhượng 227.513.174.701đồng “Bảo Sơn” đã trả cho “Bảo Long”. Tại sao “Bảo Long” không bàn giao cơ sở cho “Bảo Sơn”?

Lương y, Ts Nguyễn Hữu Khai trả lời:

- “Bảo Long” đã nhận số tiền 227.513.174.701 đồng của “Bảo Sơn”. Trong đó gồm: “…Giá trị toàn bộ diện tích đất 53.382,7m2 là: 163.991.980.000 đồng (Có phụ lục kèm theo). Giá trị công trình xây dựng trên đất là: 63.521.194.701 đồng (Có phụ lục chi tiết kèm theo). Tuy nhiên hai bên không phải ký hợp đồng chuyển nhượng đất và công trình xây dựng trên đất mà ký hợp đồng chuyển nhượng tài sản, vốn cổ phần, pháp danh thương hiệu gồm 10 khoản, “Bảo Sơn” mới thanh toán hai khoản. Tuy nhiên Bảo Long vẫn thỏa thuận và thực hiện việc chuyển các đơn vị không thuộc các đơn vị mà Bảo Sơn đầu tư nâng cấp ra khỏi khuôn viên Bảo Long nhằm giải phóng mặt bằng tạo điều kiện cho Bảo Sơn cải tạo khuôn viên. Đồng thời chuyển giao và ký kết các văn bản giấy tờ để tạo điều kiện cho Bảo Sơn làm thủ tục pháp lý. Tuy nhiên “Bảo Sơn” lại mang mưu đồ lừa đảo, chiếm đoạt nên “Bảo Long” chưa viết hóa đơn, chưa thanh lý hợp đồng và ra lệnh cho các đơn vị đã chuyển đi quay trở lại khuôn viên Bảo Long để bảo vệ thành quả của mình và yêu cầu Bảo Sơn phải thực hiện nghiêm túc hợp đồng đã ký kết.

CÂU 8: Có quan điểm cho rằng: Giá trị đất và nhà xưởng xây dựng trên đất là hình thành từ vốn cổ phần của doanh nghiệp. Vì thế trả tiền mua đất và nhà xưởng xây dựng trên đất là đã trả tiền mua vốn cổ phần. Ý kiến của ông về quan điểm trên như thế nào?

Lương y, Ts Nguyễn Hữu Khai trả lời:

Vốn cổ phần được góp vào doanh nghiệp không chỉ để mua đất và xây dựng nhà xưởng mà còn để đào tạo, sản xuất thử nghiệm, nghiên cứu khoa học, chế tạo sản phẩm mới, phát triển thị trường, xây dựng thương hiệu, làm công tác xã hội…
Vốn cổ phần tăng giảm theo lợi nhuận của từng thời điểm. Có thể có thời điểm kém giá trị ban đầu, cũng có thời điểm gấp nhiều lần giá trị ban đầu. Khi xây dựng được một thương hiệu tốt thì giá trị tài sản vô hình của doanh nghiệp có thể gấp hàng trăm, hàng ngàn lần tổng giá trị tài sản hiện hữu là đất, nhà xưởng và cả máy móc thiết bị… khi ấy giá trị vốn cổ phần cũng tăng theo.

CÂU 9. Ngày 8/6/2011 Bảo Sơn tổ chức cuộc họp giữa hai bên tại khách sạn Bảo Sơn. Bảo Long đã ký trong biên bản cuộc họp về việc thuê lại của Bảo Sơn khuôn viên “Bảo Long” mỗi tháng bằng 500 triệu đồng và nhận chuyển giao bản quyền pháp danh sản phẩm là 300 triệu đồng. Như vậy có phải Bảo Long đã công nhận khuôn viên Bảo Long và pháp danh sản phẩm là thuộc Bảo Sơn?

Lương y, Ts Nguyễn Hữu Khai trả lời:
Biên bản họp ngày 8/6/2011 là một văn bản phát sinh từ hợp đồng chuyển nhượng chính số: 01 ký ngày 03/3/2011. Hai bên thỏa thuận nếu Bảo Long chuyển nhượng hoàn tất cho Bảo Sơn thì trong lúc Bảo Sơn chưa sử dụng hết khuôn viên, Bảo Sơn sẽ cho Bảo Long thuê lại một phần cơ sở để hoạt động theo chức năng, nhiệm vụ của mình (trong khi chưa xây dựng được cơ sở mới). Tuy nhiên hợp đồng đã không được thực hiện hoàn tất (việc mua bán chuyển nhượng nửa vời) và đã xảy ra tranh chấp. Khi hợp đồng chính chưa được thực hiện thì biên bản họp nói trên không có giá trị và chỉ dừng lại ở ý tưởng.

CÂU 10. Ngày 15 /2/2011 “Bảo Sơn” ký hợp đồng cho “Bảo Long” vay 30 tỷ đồng. “Bảo Long” phải trả lãi suất 2,2% mỗi tháng. Ngày 22/3/2011 “Bảo Sơn” ký hợp đồng khoán kinh doanh đầu tư cho “Bảo Long” 5 tỷ đồng, “Bảo Long” phải trả lãi suất 120 triệu đồng mỗi tháng. Ngày 28 tháng 4 năm 2011 “Bảo Sơn” ký hợp đồng khoán đầu tư. “Bảo Sơn” đầu tư cho “Bảo Long” 5 tỷ đồng. “Bảo Long” phải trả lãi suất 120 triệu đồng mỗi tháng. “Bảo Long” đã nhận đủ tiền chưa và việc thực hiện hợp đồng như thế nào?

Lương y, Ts Nguyễn Hữu Khai trả lời:

- “Bảo Sơn” cho “Bảo Long” vay số tiền 30 tỷ đồng với lãi suất là 2,2%/tháng. Đây là hình thức đặt cọc cho việc hợp đồng chuyển nhượng vốn cổ phần và tài sản doanh nghiệp cùng Bản quyền thương hiệu sản phẩm. Khi thực hiện hợp đồng chuyển nhượng đã trừ số tiền giá trị tài sản chuyển nhượng vào khoản 30 tỷ đồng nói trên.
Hợp đồng khoán kinh doanh số tiền là 5 tỷ đồng “Bảo Long” phải trả lãi cho “Bảo Sơn” mỗi tháng 120 triệu đồng. Hợp đồng khoán đầu tư số tiền là 5 tỷ đồng. “Bảo Long” trả lãi cho “Bảo Sơn” mỗi tháng 120 triệu đồng. (Hai hợp đồng này giải ngân bằng USD và phải đảm bảo bằng giá trị USD theo thời điểm hối đoái khi thanh toán). “Bảo Sơn” thừa hiểu rằng cho vay số tiền lớn thì phải có tài sản thế chấp và việc thế chấp còn phải được làm thủ tục công chứng đúng pháp luật đồng thời cũng thừa hiểu rằng: Họ không có chức năng về việc cho vay để hưởng lãi theo theo bất kỳ hình thức nào. Nếu lách luật làm được điều đó thì người ta dại gì phải kỳ công đăng ký thành lập Ngân hàng Thương mại? Lý do có hai hợp đồng này là: Còn nhiều khoản “Bảo Sơn” chưa thanh toán cho “Bảo Long”. Trong lúc “Bảo Long” cần vốn hoạt động và thanh toán cho các cổ đông. Hai bên đã thống nhất việc xử lý tình thế đó là: “Bảo Sơn” ký hợp đồng cho “Bảo Long” vay tiền theo hình thức khoán kinh doanh và khoán đầu tư.
Đầu tháng 3 năm 2011, khi “Bảo Sơn” yêu cầu các thành viên của Bệnh viên đa khoa Bảo Long ký hợp đồng chuyển nhượng vốn cổ phần với tổng số tiền là: 5.100.000.000 đồng. Lẽ ra “Bảo Sơn“ phải thanh toán, nhưng lại vin nhiều lý do và giải quyết tình thế bằng ký hợp đồng khoán kinh doanh. Cuối tháng 4 năm 2011 khi “Bảo Sơn” yêu cầu các thành viên đứng tên trong giấy đăng ký doanh nghiệp Công ty Cổ phần Tập đoàn Y dược Bảo Long ký chuyển nhượng vốn cổ phần với số tiền là: 27.000.000.000 đồng lẽ ra phải thanh toán tiền cổ phần thì cũng vin vào lý do thực tại để giải quyết tình thế là ký hợp đồng khoán đầu tư. Việc giải quyết số tiền 10 tỷ nói trên thực tế là thanh toán các khoản chuyển nhượng nhưng ông Sơn luôn muốn làm theo kiểu cách riêng còn “Bảo Long” khi ấy chỉ đơn giản là trong lúc cần tiền. Ký vay phải trả lãi cho “Bảo Sơn” thì khỏi phải trả lãi cho cổ đông. Còn thủ tục thì giai đoạn cuối sẽ được khấu trừ…!
Bởi “Bảo Sơn” không tiếp tục thanh toán các khoản chuyển nhượng cho “Bảo Long” nên việc trả lãi như hai hợp đồng đã ký, “Bảo Long” yêu cầu khấu trừ và đề nghị “Bảo Sơn” sớm quyết toán…!.

CÂU 11. Tại sao ông Nguyễn Trường Sơn lại cho bà Lê Thúy Hằng- Giám đốc Công Ty TNHH Mỹ phẩm thảo dược Bảo Long vay 4,5 tỷ đồng và rồi đã kiện bà Lê Thúy Hằng ra Tòa để đòi tiền?

Lương y, Ts Nguyễn Hữu Khai trả lời:

17h18 thứ 2 ngày 23/4/2012, Báo Điện tử Dân Trí đăng bài: “Vụ tranh chấp hợp đồng vay tài sản Bảo Long thua kiện Bảo Sơn và ngay sau đó một số báo mạng chép theo. Việc viết tắt tên đơn vị như trên khiến cho bạn đọc hiểu lầm Bảo Long là Tập đoàn Y dược Bảo Long. Điều này ngược lại với thông tin từ nhiều báo vừa đăng “chưa ráo mực” về việc Bảo Sơn rút đơn khởi kiện Bảo Long! Đồng thời ảnh hưởng không nhỏ tới uy tín của Tập đoàn y dược Bảo Long.
Theo bức ảnh mà tác giả Vũ Văn Tiến chụp nguyên bản án số: 02/2012 KTTMST ngày 15/02/2012 của Tòa án Nhân dân quận Thanh Xuân - TP Hà Nội đăng theo bài viết thì nội dung là:
“…Nguyên đơn: Công ty Cổ phần Tập đoàn Đầu tư Xây dựng và Du lịch Bảo Sơn, trụ sở 50 đường Nguyễn Chí Thanh - Hà Nội. Người đại diện hợp pháp của nguyên đơn. Ông Nguyễn Tiến Lợi - Sinh năm 1971- Chức vụ Chánh văn phòng công ty, là người đại diện theo giấy ủy quyền của ông Nguyễn Trường Sơn- Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Tập đoàn Đầu tư Xây dựng và Du lịch Bảo Sơn” (Giấy ủy quyền số: 50/2011 Ngày 10/10/2011)
Bị đơn: Công ty TNHH Mỹ phẩm thảo dược Bảo Long người đại diện theo pháp luật là bà Lê Thúy Hằng (gọi tắt là: Bảo Mỹ) Sinh năm 1975 tạm trú tại tại thôn Trại Hồ, xã Cổ đông, TX Sơn Tây. Trụ sở công ty tại số: 168 Khuất Duy Tiến, quận Thanh Xuân, TP Hà Nội.
Bản chụp với nét chữ rất rõ đủ tên đơn vị, tên tuổi, địa chỉ của người kiện và người bị kiện, thế nhưng tác giả lại viết tắt là: Bảo Long thua kiện Bảo Sơn. Thấy thông tin này Bảo Long lập tức kiến nghị với báo Điện tử Dân trí và đã được tác giả bài viết nhận lời cải chính ngay lúc 18h00 cùng ngày.
Sự việc thực ra là: Bảo Sơn cho Bảo Mỹ vay 220.000 USD (tương đương với 4.512.200.000đ). Lý do có hợp đồng vay là khi Bảo Long ký hợp đồng liên kết với Bảo Sơn thì có một số Phó Tổng giám đốc xin nghỉ việc trong đó có Thiếu tướng, GSTS Phạm Ngoc Giai- Nguyên Tổng cục trưởng Tổng Cục Hậu cần Bộ Công an hiện là: Phó Tổng giám đốc phụ trách Tổ chức Hành chính. GS Phạm Ngọc Giai có góp cổ đông với số tiền là: 4,5 tỷ đồng. Khi biết “Bảo Sơn” nhận chuyển nhượng cả vốn cổ đông góp bổ sung. GS Phạm Ngọc Giai nhiều lần yêu cầu bà Lê Thúy Hằng- Phó Tổng giám đốc Bảo Long phụ trách kế toán tài vụ kiêm giám đốc Bảo Mỹ đòi rút vốn.
Thực tế Bảo Sơn chưa thanh toán cho Bảo Long khoản vốn góp bổ sung này. Tuy nhiên GS Phạm Ngọc Giai cứ khẳng định là Bảo Sơn đã thanh toán rồi. Ngày 31 tháng 5 năm 2011, GS Phạm Ngọc Giai điện thoại cho bà Lê Thúy Hằng lúc này đang ngồi làm việc cùng ông Sơn và lại nói là Bảo Sơn đã thanh toán khoản này rồi!  Bà Hằng bèn đưa điện thoại cho ông Sơn nhờ xác định. Sau cuộc đàm thoại giữa ông Sơn với GS Phạm Ngọc Giai. Ông Sơn đồng ý thanh toán vốn cổ đông cho GS Phạm Ngọc Giai bằng cách thông qua bà Hằng ký hợp đồng cho Bảo Mỹ vay số tiền trên để trả luôn cho GS Phạm Ngọc Giai. Bà Hằng ngần ngại không đồng ý ký vay nợ và hỏi ý kiến ông Khai. Ông Khai đã khuyên bà Hằng nên chấp thuận bởi tình thế hiện tại. Và thay vì phải trả lãi cho GS Phạm Ngọc Giai thì nay trả lãi cho Bảo Sơn. (Các khoản thanh toán cho Bảo Long ngoài khoản trả cho giá trị tổng diện tích đất và nhà xưởng ông Sơn đều yêu cầu giải quyết theo kiểu hợp đồng vay). Bảo Long biết đó là một  thủ đoạn nhưng vẫn phải chấp nhận bởi còn hơn là ông Sơn không giải ngân. Trong quá trình hợp tác, ông Sơn đã chinh phục được bà Lê Thúy Hằng và sử dụng vào nhiều việc trong đó có cả việc chống lại chồng là ông Nguyễn Hữu Khai. Bà Hằng không chuyển Công ty Mỹ phẩm thảo dược Bảo Long từ 168 Khuất Duy Tiến - Hà Nội về khuôn viên Bảo Long để cùng anh chị em bảo vệ thành quả và chống lại sự chiếm đoạt của Bảo Sơn theo chỉ đạo của Tổng giám đốc Nguyễn Hữu Khai mà tách ra làm ăn riêng! Rồi thuê nhà tại trung tâm Hà Nội để ở. Cả năm nay lánh mặt chồng...! Việc ông Sơn sai Nguyễn Tiến Lợi rủ bà Hằng ra Tòa, mục đích là để triệt hại và bôi nhọ Bảo Long...! Vì thế khi trình bày tại Tòa án, Lợi cùng Hằng đã thống nhất quan điểm không nói đúng lý do vay tiền như thực tế. Rồi không hiểu sau này họ sẽ bảo nhau thế nào...! Rất có thể bà Hằng sẽ bị ông Sơn lật mặt và sát phạt. Bởi ông ta đủ trí khôn để nhận ra rằng: “Kẻ phản chồng thì làm sao trung thành với mình...!”. Khi bí đường tịt lối và áp lực quá tải, ông Sơn sẽ huých Lợi cắn chết Hằng! Đó là điều khó tránh khỏi.

CÂU 12. Hợp đồng chuyển nhượng trường Trung cấp Y dược Bảo Long số: 1107/CNTCYD/BL - BS ký ngày 11/7/2011 tại sao Bảo Sơn chưa triển khai được?

Lương y, Ts Nguyễn Hữu Khai trả lời:

Công ty Cổ phần Tập đoàn Y dược Bảo Long được UBND thành phố Hà Nội ra quyết định số 2519/QĐ-UBND ký ngày 03/6/2011 về việc cho phép thành lập trường Trung cấp Y dược Bảo Long tại khuôn viên của Công ty Cổ phần Tập đoàn Y dược Bảo Long (Cổ Đông, Thị xã  Sơn Tây, TP. Hà Nội). Khi hồ sơ mới được cơ quan ban ngành và các Sở xem xét (chưa được UBND thành phố Hà Nội ra quyết định thành lập thì ông Nguyễn Hữu Khai - Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Tập đoàn Y dược Bảo Long đã đồng ý ký biên bản thỏa thuận ngày 18/5/2011 chuyển nhượng trường Trung cấp Y dược Bảo Long cho ông Nguyễn Trường Sơn - Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Tập đoàn Đầu tư Xây dựng và Du lịch Bảo Sơn với giá 5.000.000.000đ (Năm tỷ đồng). Ông Sơn cho rằng biên bản chuyển nhượng này chưa đủ điều kiện pháp lý vì thế ngày 11 tháng 7 năm 2011 ông Sơn mời ông Khai cùng vợ là bà Lê thúy Hằng tới văn phòng với lý do là để bàn bạc thỏa thuận một số công việc rồi giải ngân cho “Bảo Long” một số khoản còn lại…! Hôm đó vợ chồng ông Khai đã bị ông Sơn lừa. Tiền không được nhận nhưng đã ký một số văn bản theo yêu cầu của ông Sơn trong đó có các văn bản “hợp thức hóa” việc chuyển nhượng trường Trung cấp y dược  Bảo Long đó là:
- Biên bản họp hội đồng cổ đông Công ty Cổ phần Tập đoàn Y dược Bảo Long số: 11/2011/BB-BL ngày 11/7/2011 về việc chuyển nhượng toàn bộ trường Trung cấp Y dược Bảo Long và tài sản của trường cho Công ty Cổ phần  Tập đoàn Đầu tư  Xây dựng và Du lịch Bảo Sơn.
- Hợp đồng chuyển nhượng số 1107/CNTCYD/BL-BS ngày 11/7/2011 về việc Công ty Cổ phần Tập đoàn Y dược Bảo Long chuyển nhượng trường Trung cấp Y dược Bảo Long cho Công ty Cổ phần Tập đoàn Đầu tư Xây dựng và Du lịch Bảo Sơn.
Sau đó khi công an thị xã Sơn Tây tới giải quyết về vấn đề về việc chặt cây, phá dỡ tường rào  thì Bảo Long tình cờ được biết:
Ngày 06 tháng 6 năm 2011, ông Nguyễn Trường Sơn đã mang danh nghĩa là Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty Cổ phần Tập đoàn Y dược Bảo Long ra quyết định số 01/QĐ-CTHĐQT về việc miễn nhiệm chức vụ Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Tập đoàn Y dược Bảo Long và chấm dứt hợp đồng lao động với ông Nguyễn Hữu Khai. (Văn bản quyết định này Bảo Sơn làm lén lút không thông báo cho Bảo Long). Đồng thời ngày 17/6/2011, ông Nguyễn Trường Sơn đã lừa dối các thành HĐQT cũ và luồn lách làm thủ tục thay đổi đăng ký kinh doanh Công ty Cổ phần Tập đoàn Y dược Bảo Long lần thứ 8. Thay hết các thành viên cũ trong đăng ký doanh nghiệp. Tới ngày 17/6/2011 thành viên trong đăng ký doanh nghiệp Công ty Cổ phần Tập doàn Y dược Bảo Long (mới) số: 0500422419 là: Ông Nguyễn Trường Sơn, bà Nguyễn Thị Thu Hà, bà Lê Thị Tuyết Hoa và bà Nguyễn Thanh Thủy. Như vậy căn cứ theo giấy đăng ký kinh doanh trên thì từ ngày 17/6/2011, ông Nguyễn Hữu Khai không còn chức danh Tổng giám đốc và cùng bà Lê Thúy Hằng và ông Nguyễn Hữu Sinh không còn là thành viên của Công ty Cổ phần Tập đoàn Y dược Bảo Long. Thế mà đến ngày 11/7/2011, ông Nguyễn Hữu Khai và bà Lê Thúy Hằng lại mang danh nghĩa Hội đồng thành viên Công ty Cổ phần Tập đoàn Y dược Bảo Long ký hợp đồng chuyển nhượng trường Trung cấp Y dược Bảo Long số 1107/CNTCYD/BL - BS ngày 11/7/2011 cho Công ty Cổ phần Tập đoàn Đầu tư  Xây dựng và Du lịch Bảo Sơn.
Như vậy Biên bản họp Hội đồng cổ đông số 11/2011/BB - BL và Hợp đồng chuyển nhượng số 1107/CNTCYD/BL-BS nói trên là do bố con bà Hà, ông Sơn dùng thủ đoạn lừa đảo để có. Và do họ vội vã, chộp giật thực hiện không tuần tự theo đúng quy chế nên dẫn tới bất hợp pháp và bị UBND Thành phố Hà Nội cùng Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội không chấp nhận!

CÂU 13. Vì sao Bảo Sơn thông tin phát mãi khuôn viên của Bảo Long tại Hóc Môn TP Hồ Chí Minh?

Lương y, Ts Nguyễn Hữu Khai trả lời:

Tháng 5/2012 một số cơ quan truyền thông và cơ quan chức năng về lĩnh vực bất động sản đăng tin về việc phát mại tài sản của một đơn vị thuộc Tập đoàn Y dược Bảo Long do Công ty Cổ phần Đầu tư Xây dựng và Du lịch Bảo Sơn cung cấp thông tin. Trước hết xin khẳng định: Việc Công ty Cổ phần Tập đoàn Đầu tư Xây dựng và Du lịch Bảo Sơn thông báo phát mại tài sản thế chấp vay vốn tại xã Xuân Thới Thượng, huyện Hóc Môn, Tp. Hồ Chí Minh là bất hợp pháp. (Người phát mãi không phải là chính chủ. Các văn bản thay thế chủ sở hữu để phát mãi không được công chứng theo quy định của Pháp luật). Bởi vậy bất thành và sau đó phải “im hơi lặng tiếng”! Sự thể xin được tóm tắt như sau:
Ngày 12/05/2011 Công ty Cổ phần Tập đoàn Đầu tư xây dựng và du lịch Bảo Sơn (xin gọi tắt là “Bảo Sơn”) và Công ty TNHH Đông Nam Dược Bảo Long - Tp. Hồ Chí Minh cùng Công ty TNHH Dược liệu Sìn Hồ - Tỉnh Lai Châu (hai Công ty này thuộc Tập đoàn Y dược Bảo Long. Xin gọi tắt là “Bảo Long”) đã ký Hợp đồng vay vốn số 17/HĐVV/BL-BS với tổng tiền vay là  80.000.000.000 (Tám mươi tỷ đồng), được đảm bảo bằng trị giá 3.892.944 USD thời hạn vay là 12 tháng lãi suất 1.75%/tháng hạn vay một năm (từ ngày 12/5/2011 đến ngày 12/5/2012).
Việc vay trên Bảo Sơn đề nghị thế chấp bằng giấy tờ quyền sử dụng đất và một số tài sản của “Bảo Long”.
Hợp đồng vay vốn số 17/HĐVV/BL-BS ký ngày 12/5/2011 “Bảo Sơn” chưa thực hiện đầy đủ các quyền và nghĩa vụ, trách nhiệm của mình (mới giải ngân 37 tỷ đồng) thì đơn phương bỏ dở hợp đồng, không tiếp tục giải ngân với lý do tự áp đặt không đúng với nội dung trong hợp đồng đã ký. Tuy nhiên “Bảo Long” đã nhẹ dạ cả tin và trao tất cả giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho “Bảo Sơn”. Khi hai bên tới làm thủ tục tại phòng công chứng thì phòng Công chứng không chấp nhận bởi không đủ điều kiện pháp lý. Để giải quyết tình thế “Bảo Sơn” yêu cầu “Bảo Long” thay cho thủ tục công chứng bằng “Hợp đồng uỷ quyền”. Khi “Bảo Long” phát hiện việc “Bảo Sơn” lừa đảo nhằm chiếm đoạt tài sản thì đã đơn phương huỷ bỏ Hợp đồng uỷ quyền theo Luật dân sự số 588 về việc uỷ quyền. (Ngày 6/4/2012 ông Nguyễn Hữu Khai và bà Lê Thuý Hằng đã được phòng Công chứng số 8 - Sở Tư pháp thành phố Hà Nội chấp nhận đơn, đơn phương huỷ bỏ Hợp đồng uỷ quyền cho ông Nguyễn Trường Sơn (Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc “Bảo Sơn”) về việc sử dụng bất động sản. Ngày 5/4/2012 ông Trần Xuân Ái, bà Nguyễn Thị Gạt, ông Phạm Văn Lực và bà Nguyễn Thị Ngoan đã được phòng Công chứng Lý Thị Như Hòa, số 1/5, đường Bà Triệu, Hóc Môn, thành phố Hồ Chí Minh chấp nhận việc đơn phương huỷ bỏ Hợp đồng uỷ quyền cho bà Phan Thị Thu Hà (giám đốc Tài chính của “Bảo Sơn”). Việc đơn phương huỷ bỏ Hợp đồng uỷ quyền “Bảo Long” đã thông báo cho ông Nguyễn Trường Sơn, bà Phan Thị Thu Hà cùng Uỷ ban Nhân dân và phòng Tài nguyên Môi trường huyện Hóc Môn, Tp. Hồ Chí Minh.
Hợp đồng vay vốn số: 17/HĐVV/BL-BS ký ngày 12/5/2011 là việc xử lý theo thỏa thuận giữa ông Nguyễn Trường Sơn - Đại diện cho “Bảo Sơn” và ông Nguyễn Hữu Khai - Đại diện cho “Bảo Long”. Thực chất việc giải ngân theo Hợp đồng nói trên là “Bảo Sơn” tiếp tục thanh toán cho “Bảo Long” giá trị các khoản chuyển nhượng theo hợp đồng chuyển nhượng số: 01/CNVCP&TS/BL-BS ký ngày 03-3-2011. Bởi hai bên chưa thống nhất được giá trị một số khoản chuyển nhượng nên mới xử lý tình thế việc thanh toán bằng hợp đồng vay vốn. Hợp đồng 17/HĐVV/BL-BS không hợp pháp bởi mang tính chất lừa dối và giả tạo theo quy định tại Điều 132 Bộ luật Dân sự 2005 và theo quy định tại Điều 129 Bộ luật Dân sự 2005.
Việc Bảo Long nhẹ dạ giao bộ hồ sơ quyền sở hữu đất cho Bảo Sơn vì khi ấy ông Sơn đặt vấn đề liên kết với Bảo Long đầu tư xây dựng khuôn viên này thành khu biệt thự nhà ở để kinh doanh. Bảo Long đã đồng ý và giao cho Bảo Sơn hồ sơ để tiện việc thiết kế và gọi thêm vốn đầu tư…!

CÂU 14. Xin ông giải đáp về việc có một vài báo điện tử đăng tin không lành mạnh về Công ty TNHH Đông Nam dược Bảo Long?

Lương y, Ts Nguyễn Hữu Khai trả lời:

Khi dùng cụm từ “Đông dược Bảo Long” trên Google, nhiều quí vị rất khó chịu bởi một số thông tin thất thiệt mà trước đây một vài bộ phận, công quyền và ông Nguyễn Trường Sơn đã dùng thủ đoạn bỉ ổi để đăng tin. Sự việc đã được làm rõ. Tuy nhiên thông tin thất thiệt vẫn bị lưu trên một vài báo mạng. Sự thể là Tập đoàn Y dược Bảo Long có hai công ty trùng tên ở hai thành phố khác nhau đó là Công ty TNHH Đông Nam dược Bảo Long tại TP Hồ Chí Minh và Công ty TNHH Đông Nam dược Bảo Long tại TP Hà Nội. Hai công ty này đều được Bộ Y tế cấp giấy phép đủ điều kiện sản xuất kinh doanh thuốc. Đồng thời còn một công ty mang tên: Công ty Cổ phần Tập đoàn Y dược Bảo Long đã bị “Bảo Sơn” chiếm đoạt và “bóp chết” chức năng sản xuất thuốc…! Công ty TNHH Đông Nam dược Bảo Long tại TP Hà Nội bị “Bảo Sơn” cùng một số công quyền “bới lông tìm vết”, vu oan buộc tội, xử phạt oan sai, rồi vội vã đăng tin trên mạng…! Tập đoàn Y dược Bảo Long đã tố cáo và kiến nghị. Sau hơn một tuần (ngày 21/11/2011) Chi cục Quản lý Thị trường TP Hà Nội ra quyết số: 0015002/QĐSĐHBĐC về việc sửa đổi, hủy bỏ, đình chỉ thi hành quyết định xử phạt. Còn Công ty TNHH Đông Nam dược Bảo Long tại TP Hồ Chí Minh thì không liên lụy gì. Tuy nhiên “Bảo Sơn” đã dùng trò lập lờ chữ nghĩa hòng gây mất uy tín.
Công ty TNHH Đông Nam dược Bảo Long TP Hồ chí Minh được thành lập trên hai mươi năm qua. Tiền thân là xí nghiệp Đông Nam dược Bảo Long thuộc Công an TP Hồ Chí Minh. Do nhà nước hạn chế lực lượng vũ trang làm kinh tế nên đã chuyển thành Công ty TNHH Đông Nam dược Bảo Long - TP Hồ Chí Minh. Với trên 40 sản phẩm Đông dược độc đáo lưu hành toàn quốc và xuất khẩu sang Liên bang Nga, Ukraina, Belarus, Cộng hòa Sec, Cộng hòa Đức, Trung Quốc… Được đông đảo khách hàng trong và ngoài nước tín nhiệm ưa dùng. Trong những năm qua đã được các tỉnh thành phố, các Bộ tặng nhiều bằng khen, kỷ niệm chương và vinh dự được Thủ tướng tặng Bằng khen, chủ tịch nước tăng Huân chương lao động hạng 3. Đồng thời là đơn vị đầu tiên của ngành Đông dược đạt tiêu chuẩn Quốc tế ISO 9001 nay là phiên bản ISO 9001-2008 “Đông dược Bảo Long trị tận gốc bệnh”. Năm 2011 đã được tôn vinh và nhận cup Tự hào thương hiệu Việt, “Thương hiệu mạnh Việt Nam, Thương hiệu Việt Nam hàng đầu Top 100. Ds Phạm Văn Lực - Tổng giám đốc và Ts Nguyễn Hữu Khai - Chủ tịch HĐQT vinh dự nhận danh hiệu “Ngôi Sao Việt Nam”.

CÂU 15. Theo quan điểm của ông thì ông Nguyễn Trường Sơn có nhận định nhầm về kết quả  khởi kiện Bảo Long trong việc tranh chấp hợp đồng chuyển nhượng trước Tòa án nhân dân TP Hà Nội không?

Lương y, Ts Nguyễn Hữu Khai trả lời:

- Ông Nguyễn Trường Sơn không hề nhận định nhầm về thắng bại trong việc đối chất với “Bảo Long” bởi chứng cớ cùng lý lẽ đã rành rành bằng giấy trắng mực đen. Đồng thời ông ta cũng thừa hiểu kết cục của hợp đồng chuyển nhượng giữa “Bảo Long” với “Bảo Sơn” sẽ dẫn tới lời tuyên vô hiệu của Tòa án nhân dân TP Hà Nội do sự phân tích của cán bộ thụ lý và luật sư. Ngày 05/10/2011 tại buổi thanh tra Thành phố làm việc tại Tập đoàn Y dược Bảo Long, luật sư Vũ Mạnh Hùng phân tích:
- Hợp đồng chuyển nhượng vốn cổ phần và đất đai nhà xưởng giữa Công ty Cổ phần Tập đoàn Y dược Bảo Long với Công ty Cổ phần Tập đoàn Đầu tư Xây dựng và Du lịch Bảo Sơn, soạn thảo và thực hiện không tuân thủ quy chế, nguyên tắc luật pháp;
- Việc chuyển nhượng đất dự án thuê của Nhà nước chưa được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt;
- Việc chuyển nhượng cổ phần chưa tính giá trị thực của cổ phiếu khi chuyển nhượng, chưa thông qua đại hội đồng cổ đông;
- Việc chuyển nhượng (bán nhà, xưởng) không viết hóa đơn, không có thủ tục mua bán hợp pháp;
- Trong tổng diện tích đất chuyển nhượng có cả đất nông nghiệp (nhà nước cấm mua bán, chuyển nhượng) và có cả đất là chủ quyền của cá nhân không thuộc Công ty Cổ phần Tập đoàn Y dược Bảo Long;
- Đơn vị nhận chuyển nhượng là Công ty CP Tập đoàn Đầu tư Xây dựng và Du lịch Bảo Sơn không có chức năng sản xuất thuốc và khám chữa bệnh;
- Việc thay tên, đổi chủ bệnh viện đa khoa tư nhân Bảo Long thành Bệnh viện đa khoa tư nhân Bảo Sơn chưa được ngành y tế phê duyệt. Chữ nghĩa văn bản nhiều điều khoản không rõ ràng dẫn tới tranh chấp…!
Tuy nhiên ông Sơn vẫn phải khởi kiện để sự vụ nhanh được giải quyết nhằm giảm bớt tổn thất trong việc đã chuyển tiền cho “Bảo Long” mà không sinh lợi nhuận bởi tình thế “tiến thoái lưỡng nan”. Vì thế khi làm đơn khởi kiện ông Sơn đã tìm cách lách luật để giảm án phí (theo quy chế kiện tụng, kẻ thua kiện thì phải nộp án phí). Trong đơn khởi kiện ông Sơn lấy tư cách là một cổ đông kiện về việc: “Tranh chấp thành viên Công ty” để án phí chỉ phải nộp vài triệu (1,5% trên tổng số tiền tranh chấp trong vụ án). Nếu mang danh nghĩa đơn vị nhận chuyển nhượng để kiện thì án phí có thể tới hàng chục tỷ đồng. Tuy nhiên với tên đơn kiện thì nhỏ nhưng khi đòi hỏi tòa giải quyết thì đòi thật lớn, đòi hết mọi chuyện…!

CÂU 16. Theo ông thì ông Nguyễn Trường Sơn rút đơn khởi kiện có phải như lý do trình bày được rút đơn là : “…Để củng cố chứng cớ và để thỏa thuận với bị đơn (Bảo Long)?

Lương y, Ts Nguyễn Hữu Khai trả lời:

- Hoàn toàn không phải như vậy! Vì hàng tuần Tòa mới triệu tập làm việc một buổi đồng thời có thể nêu lý do để được Tòa cho hoãn buổi làm việc. Thế thì việc gì phải rút đơn để củng cố chứng cớ. Đối với người thực việc thực lý lẽ thực thì việc gì phải cầu kỳ mất nhiều thời gian để nặn lời, gọt chữ…! Còn với lý do để thỏa thuận với Bị đơn (Bảo Long) thì càng không phải.  Kể từ khi bất đồng ông Nguyễn Trường Sơn không quan tâm đến việc thương lượng mà thể hiện tính cách “gia trưởng, kẻ cả..” đơn phương áp đặt theo ý mình. Khi không được như ý thì ông ta tìm cách triệt hại đối thủ để cho khổ, cho sợ và kiệt quệ …! Thời gian qua ông Sơn đã dùng những công quyền suy thoái phẩm chất hành hạ, trấn áp và cưỡng bức chúng tôi. Để lại một hậu quả rất xấu, làm cho mối quan hệ giữa hai bên ngày càng căng thẳng. Tôi cho rằng: Lý do mà ông Sơn rút đơn khởi kiện bởi hậu quả của sự vội vã chộp giật chiếm đoạt đã dẫn tới hệ lụy bất lợi khôn lường. (Khi hợp đồng chuyển nhượng giữa hai bên bị tuyên vô hiệu thì của ai trả người nấy). Tuy nhiên ông Sơn đã lỡ chiếm đoạt pháp danh thương hiệu Công ty Cổ phần Tập đoàn Y dược Bảo Long và Bệnh viện đa khoa Bảo Long. Thực tế không thể phủ nhận giá trị của hai thương hiệu này. Nay muốn trả lại “Bảo Long” thì không được bởi thương hiệu là danh dự, là uy tín, là mãi lực… Khi chiếm được ông Sơn đã cố tình để Công ty Cổ phần Tập đoàn Y dược Bảo Long bị phạt, bị thu giấy phép hoạt động rồi lại cố tình được chương trình thời sự VTV1 thông báo trước đại chúng. Còn đối với Bệnh viện Đa khoa Bảo Long thì ông Sơn đã đổi tên thành Bệnh viện đa khoa Bảo Sơn và cho ngưng hoạt động…thì nay còn gì để hoàn trả “Bảo Long”?  Thế mà giá trị thương hiệu Công ty Cổ phần Tập đoàn Y dược Bảo Long và Bệnh viện đa khoa Bảo Long theo các chuyên gia và các đơn vị chuyên ngành đánh giá thì gấp nhiều lần số tiền mà ông Sơn đã chuyển cho “Bảo Long”! Với mưu đồ hòng né tránh và giảm bớt tổn thất của hệ lụy trên ông Sơn đã tính chuyện rút đơn khởi để trở lại lối mòn “vết xe đổ”. Tiếp tục bới lông tìm vết, vu oan buộc tội và hy vọng có sự thay đổi nào đó khi tận dụng tiềm lực kinh tế và mối quan hệ hình sự hóa sự việc… Ông Sơn cùng trợ lý Nguyễn Tiến Lợi nhiều lần buột miệng: “…Bằng mọi giá sẽ khép Nguyễn Hữu Khai cùng cộng sự vào tội hình sự để bỏ tù…! ”.

CÂU 17. Như Ông đã tố cáo việc ông Ngô Quang Du - Điều tra viên thuộc cơ quan An ninh Điều tra (PA 92). Ngày 13/6/2012 làm việc với Ông tại Tập đoàn Y dược Bảo Long đã cố ý viết thêm một đoạn biên bản ghi lời khai sai sự thật và dùng thủ đoạn để lấy chữ ký của Ông. Đoạn biên bản ghi lời khai không đúng với nội dung Ông trình bày cụ thể là:
- Hỏi:
 Nghĩa vụ của Tập đoàn Bảo Sơn theo nội dung Hợp đồng 01 ngày 3/3/2011 là gì?
- Đáp: Theo nội dung Hợp đồng số 01 ngày 3/3/2011 Tập đoàn Bảo Sơn có nghĩa vụ phải thanh toán cho chúng tôi số tiền 227,5 tỷ đồng.

- Hỏi: Tập đoàn Bảo Sơn đã thực hiện việc thanh toán 227,5 tỷ đồng cho bên bán chưa?
- Đáp: Tập đoàn Bảo Sơn đã thanh toán cho chúng tôi đủ số tiền 227,5 tỷ đồng bằng tiền mặt vào ngày 15/4/2011.

- Hỏi: Ngoài việc phải thanh toán cho bên bán số tiền 227,5 tỷ đồng Tập đoàn Bảo Sơn còn có nghĩa vụ gì nữa theo nội dung của Hợp đồng số 01 ngày 3/3/2011?
- Đáp: Nội dung Hợp đồng số 01 ngày 3/3/2011 chỉ có một nghĩa vụ duy nhất là thanh toán cho bên bán số tiền 227,5 tỷ đồng cho việc nhận tài sản chuyển nhượng theo hợp đồng đối với Tập đoàn Bảo Sơn.
- Nếu lợi dụng lúc ông Khai đang quá mệt mỏi cả về sức khỏe lẫn tinh thần. Điều tra viên Ngô Quang Du lại nhờ được quỷ che ma ám để lấy được chữ ký vào văn bản gian trá như trên thì sự thể sẽ đi đến đâu… ?

Lương y, Ts Nguyễn Hữu Khai trả lời:

- Dẫu ông Khai có bị khép tội hình sự và bị bắt giữ thì ông Sơn vẫn chưa thể chiếm được khuôn viên Bảo Long. Điều này chứng tỏ qua đoạn đối thoại giữa ông Khai với ông Phạm Hồng Hải Ninh - Điều tra viên PA 92 (gọi là đối thoại bởi trong buổi làm việc, ông Ninh không biết hỏi câu gì! Loanh quanh mãi rồi đem luận điệu biện hộ cho Bảo Sơn. Ông Ninh đã bỏ chức năng điều tra viên thay thế “Bảo Sơn” làm đối thủ “non tay già họng” để vặn bẻ Lương y Nguyễn Hữu Khai).
Luận điệu của ông Phạm Hồng Hải Ninh là: Đất và tài sản trên đất trong khuôn viên Bảo Long mang quyền sở hữu và sử dụng của Công ty Cổ phần Tập đoàn Y dược Bảo Long do ông Nguyễn Hữu Khai, bà Lê Thúy Hằng và ông Nguyễn Hữu Sinh đứng tên trong giấy chứng nhận doanh nghiệp. Nay ông Nguyễn Trường Sơn đã được Sở Kế hoạch và Đầu tư TP Hà Nội thay đổi giấy chứng nhận doanh nghiệp. Thay tên ông Nguyễn Hữu Khai, bà Lê Thúy Hằng và ông Nguyễn Hữu Sinh thành tên ông Nguyễn Trường Sơn, bà Nguyễn Thanh Thủy, bà Nguyễn Thị Thu Hà và bà Lê Thị Tuyết Hoa. Đồng thời ông Sơn đang quản lý con dấu. Vậy ông Sơn cùng bà Thủy, bà Hà và bà Hoa đủ thẩm quyền thay thế ông Khai, bà Hằng và ông Sinh trong việc nắm quyền quản lý và sở hữu Công ty Cổ phần Tập đoàn Y dược Bảo Long và tài sản mang tên công ty này.
Tiến sĩ Nguyễn Hữu Khai phủ nhận những biện hộ bênh vực “Bảo Sơn” của ông Phạm Hồng Hải Ninh. Bởi hiện tại ông Nguyễn Trường Sơn, bà Nguyễn Thanh Thủy, bà Nguyễn Thị Thu Hà và bà Lê Thị Tuyết Hoa chưa đủ tư cách pháp lý đứng tên Công ty Cổ phần Tập đoàn Y dược Bảo Long đồng thời chưa đủ thẩm quyền quản lý và sở hữu Công ty Cổ phần Tập đoàn Y dược Bảo Long cùng tài sản của công ty này vì:
- Ông Sơn đã luồn lách làm thủ tục thay đổi giấy chứng nhận doanh nghiệp bất hợp pháp. Chưa được đại hội đồng cổ đông của Công ty Cổ phần tập đoàn Y dược Bảo Long thông qua (Cổ đông của Công ty Cổ phần Tập đoàn Y dược Bảo Long có hàng trăm người). Đồng thời vợ chồng, bố con ông Sơn chưa thực hiện việc thanh toán tiền vốn cổ phần cho các thành viên là: Ông Khai, bà Hằng và ông Sinh. Trong hợp chuyển nhượng vốn cổ phần có ghi: “Chúng tôi đã nhận đủ số tiền chuyển nhượng vốn và sau đây không kiện cáo gì”. Nhưng thực tế sau khi ký thì vợ chồng, bố con ông Sơn đã bội ước và chưa hề trả tiền! Sự lừa đảo này cùng với việc chưa có biên bản thỏa thuận của đại hội đồng cổ đông dẫn tới bất hợp pháp và sinh ra tranh chấp. Nay giấy chứng nhận doanh nghiệp Công ty Cổ phần Tập đoàn Y dược Bảo Long mà vợ chồng, bố con ông Sơn đang đứng tên không có giá trị. (Việc này ông Sơn đã phải mang danh nghĩa một cổ đông mới, làm đơn khởi kiện ra Tòa án Nhân dân TP Hà Nội (ngày 02 tháng 12 năm 2011). Sau 4 tháng đối chất với Bảo Long và được cán bộ thụ lý vụ án phân tích, ông Sơn đã bị đuối lý, làm đơn xin rút đơn khởi kiện vào ngày 05/4/2012 và đã được Tòa án phê duyệt đình chỉ thụ lý vụ án vào ngày 06/4/2012.
- Mặt khác, Bảo Long đã đồng ý chuyển nhượng và Bảo Sơn đã đồng ý nhận chuyển nhượng theo hợp đồng số: 01 hai bên ký ngày 03/3/2011. Nếu hai bên thỏa thuận, cùng nhau giải quyết, tháo gỡ từng vấn đề như người ta vẫn thường thực hiện thì chắc sẽ thành công. Nhưng Bảo Sơn đã mang mưu đồ chiếm đoạt, phủ nhận nhiều giá trị tài sản của Bảo Long, từ đó dẫn tới mâu thuẫn. Khi tranh chấp xảy ra, Bảo Sơn không chịu thương lượng mà đã lợi dụng nhiều bộ phận chức năng và công quyền hỗ trợ cho việc chiếm đoạt. Khiến sự việc ngày càng căng thẳng và nghiễm nhiên đã bị phơi bày những vấn đề bất hợp pháp trong việc chuyển nhượng rồi dẫn tới hợp đồng bị vô hiệu.
Đối tượng chuyển nhượng trong hợp đồng chủ yếu là giá trị quyền sử dụng đất. Trong toàn bộ diện tích đất của Công ty Cổ phần Tập đoàn Y dược Bảo Long phần chủ yếu là đất thuê của Nhà nước theo hình thức trả tiền hàng năm nên  không được phép chuyển nhượng. Ngoài ra lại có: 3.332,4m2 là đất nông nghiệp Nhà nước cấm mua bán chuyển nhượng. Rồi lại còn 1.168m2 mang tên cá nhân bà Lê Thúy Hằng. Những đối tượng chuyển nhượng trong hợp đồng nêu trên không đảm bảo điều kiện theo quy định của pháp luật.
Về tài sản hai bên chưa có biên bản bàn giao cơ sở mà bố con ông Sơn đã chộp dật, luồn lách để đổi thành tên ông Sơn cùng vợ con. Dẫu luồn lách cách gì thì cũng phải có chính chủ đứng ra làm lại thủ tục một cách tuần tự và hợp pháp. Nhưng bây giờ thực hiện việc đó mang pháp danh gì? Nếu như bố con ông Sơn không làm thủ tục hoàn lại giấy tờ như ban đầu của Công ty Cổ phần Tập đoàn Y dược Bảo Long…! Rồi còn bao thủ tục bắt buộc khác mà không thể đốt cháy giai đoạn bằng tiền…! Việc mua bán chuyển nhượng tương tự như Bảo Long với Bảo Sơn người ta vẫn làm được trong sự thỏa thuận. Từng bước tháo gỡ, giải tỏa để đi đến kết quả. Chứ không ai lạm dụng công quyền để lừa lọc, cưỡng bức đối tác mà thành. Bài học cũ kĩ này lại rất mới đối với kẻ bảo thủ cậy thế hại người.

CÂU 18: Ngày 28 tháng 6 năm 2012 Bệnh viện Đa khoa Bảo Sơn đăng báo “Điện tử  Kiến  thức” mời thầu thiết bị y tế. Bệnh viện này có phải tên cũ là Bệnh viện  đa khoa Bảo Long không? Ông nhận định về việc mời thầu này như thế nào?

Lương y, Ts Nguyễn Hữu Khai trả lời:

Bệnh viện đa khoa Bảo Sơn chính  là Bệnh  viên đa khoa Bảo  Long đã bị ông Nguyễn Trường Sơn lừa đảo, chiếm đoạt rồi luồn lách để đổi đăng ký kinh doanh bất hợp pháp (thay hết các thành viên trong giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh thành tên ông Sơn cùng vợ con ông Sơn. Đồng thời thay cả tên người chịu trách nhiệm pháp lý (Giám đốc Bệnh viện) là Bác sĩ Nguyễn Văn Huệ thành ông Trịnh Đình Cần  - Nguyên Vụ trưởng Vụ tổ chức Bộ Y tế.
Bệnh viện là một ngành kinh doanh có điều kiện. Việc thay đổi trên, ông Sơn chỉ thông qua Sở Kế hoạch Đầu tư mà chưa được sự hiệp y của Bộ Y tế và Sở Y tế Hà Nội là sai nguyên tắc. Ngày 07/7/2011, Sở Y tế Hà Nội đã triệu tập cuộc họp để giải quyết. Trong văn bản cuộc họp, ông Nguyễn Trường Sơn đã hứa:
“…Sẽ làm thủ tục trả lại pháp danh và con dấu cho Bệnh viện Bảo Long. Văn bản giấy trắng mực đen còn đó nhưng vốn là một kẻ ngông cuồng cậy tiền, cậy thế và có nghề luồn lách. Sau ba tuần kể từ ngày hứa hẹn, ông ta không những  không trả lại pháp danh con dấu mà còn sai ông Trịnh Đình Cần người được thuê đứng tên đại diện pháp lý Bệnh viện ra văn bản cho bệnh viện ngưng hoạt động (kể từ ngày 02/8/2011). Khiến hàng trăm thầy thuốc, y bác sĩ và CBCNV phải nghỉ việc. Máy móc thiết bị, đồ dùng y cụ dần trở thành đồ phế thải.
Nội dung “Bảo Sơn” thông báo mời thầu ngày 28/6/2012 như sau:
“… Công ty TNHH Bệnh viện Đa khoa Bảo Sơn (thuộc Tập đoàn Đầu tư Xây dựng và Du lịch Bảo Sơn) hợp tác với Bệnh viện Elisha – Isarel đầu tư bệnh viện quy mô 200 giường bệnh tiêu chuẩn Châu Âu đang có kế hoạch mua toàn bộ trang thiết bị y tế trang bị trong bệnh viện Bảo Sơn tại Sơn Tây và phòng khám tại 52 Nguyễn Chí Thanh cho các khoa: Sản phụ khoa, hiếm muộn, thụ tinh nhân tạo (IUI), ung bướu, tim mạch, mắt, tai mũi họng, răng hàm mặt và chẩn đoán hình ảnh.
Kính mời các nhà thầu có đủ khả năng cung cấp các trang thiết bị cho bệnh viện gửi hồ sơ tham gia dự thầu.
Thời gian bắt đầu bán hồ sơ thầu: 29/06/2012.
Hạn chót nộp hồ sơ thầu: 6/7/2012…”
Tôi cho rằng là một doanh nghiệp tư nhân, trong cơ chế thị trường hiện nay, với khả năng, điều kiện sẵn có lại liên kết với đối tác nước ngoài thì việc mua máy móc dạng đặc biệt chuyên ngành y tế việc gì phải thông báo mời thầu trên thông tin đại chúng để “toàn dân được biết...!”
Hiện mưu đồ lừa đảo chiếm đoạt các pháp danh thương hiệu của “Bảo Long, trong đó có Bệnh viện đa khoa Bảo Long bất thành khiến Bệnh viện mà “Bảo Sơn” đã chiếm đoạt (mang tên: Bệnh viện đa khoa Bảo Sơn) không đủ điều kiện pháp lý để hoạt động. Tuy nhiên “Bảo Sơn” đã vội vã ký hợp đồng với Bệnh viện Elisha – Isarel đã qua một năm. Nếu không động đậy triển khai hoạt động hoặc đơn phương hủy bỏ hợp đồng thì sẽ phải trả lại tiền cho đối tác mà còn bị phạt. “Bảo Sơn” dở trò thông báo triển khai hoạt động, đồng thời sẽ cố ý tạo ra một trở ngại khách quan mang tính “bất khả kháng” để được thanh lý hợp đồng mà né được hậu họa phải bồi thường cho đối tác.
Ngoài ra việc mời thầu trên còn để chữa ngượng và mang thủ đoạn cũ kỹ, vụng về đối phó với sự chiếm đoạt bất thành.

CÂU 19. Tập đoàn Y dược Bảo Long có bao nhiêu công ty, trường học, bệnh viện? Tại sao lại có 2 công ty trùng tên là Công ty TNHH Đông Nam dược Bảo Long tại TP. Hồ Chí Minh và Công ty TNHH Đông Nam dược Bảo Long tại TP. Hà Nội? Vì sao Công ty TNHH Đông Nam dược Bảo Long tại TP. Hà Nội được thành lập từ ngày 20/3/2009 mà đến ngày 19/8/2011 mới bắt đầu hoạt động?

Lương y, Ts Nguyễn Hữu Khai trả lời:

Tập đoàn Y dược Bảo Long có 15 Công ty, trường học, bệnh viện trực thuộc. Từ năm 1993 đã có Công ty TNHH Đông Nam dược Bảo Long tại Hóc Môn – TP. Hồ Chí Minh. Chuyên ngành sản xuất Đông dược và đã mở chi nhánh tại Hà Nội và Hà Tây (cũ) để sản xuất Đông dược với mục đích cung cấp sản phẩm cho các tỉnh phía Bắc. Nhằm tăng điều kiện giao dịch và phát triển thị trường, Tập đoàn Y dược Bảo Long đã thành lập Công ty TNHH Đông dược và mỹ phẩm Bảo Long tại xã Cổ Đông, TX Sơn Tây (số ĐKKD 0302000114 cấp ngày 12/3/2001, sau đó đổi tên là Công ty TNHH Dược phẩm Sinh học Bảo Long. Đến ngày 14/11/2007 thì đổi tên là Công ty Cổ phần Tập đoàn Y dược Bảo Long với chức năng chính là sản xuất Đông dược.
Với nhu cầu nâng cấp chất lượng Đông dược đạt tiêu chuẩn GMP để xuất khẩu, đồng thời Bộ Y tế cũng có chỉ thị: “Tất cả các Công ty sản xuất Đông dược đến năm 2010 phải đạt tiêu chuẩn GMP, nếu không đạt thì sẽ cắt giấy phép sản xuất”.
Để xây dựng nhà máy Đông dược đạt tiêu chuẩn GMP thì kinh phí phải chi trên dưới 100 tỷ VNĐ. Nếu Bảo Long duy trì cả hai cơ sở sản xuất (ở TP. Hồ Chí Minh và cả ở Hà Nội) thì tốn kém và thực tế không sử dụng hết công xuất. Do vậy đã quyết định sáp nhập Công ty TNHH Đông Nam dược Bảo Long tại TP. Hồ Chí Minh vào Công ty Cổ phần Tập đoàn Y dược  Bảo Long tại TP. Hà Nội để xây dựng một nhà máy  GMP tại Cổ Đông, TX Sơn Tây, Hà Nội.
Khi thực hiện quyết định này thì phát sinh vấn đề là: Hiện Công ty TNHH Đông Nam dược Bảo Long – TP. Hồ Chí Minh có trên 40 sản phẩm đã được Bộ Y tế cấp giấy phép sản xuất và lưu hành, nếu sáp  nhập vào Công ty CP. Tập đoàn Y dược Bảo Long sẽ bị tự mất bản quyền (theo quy định của ngành y tế muốn chuyển bản quyền cho đơn vị khác thì phải làm hồ sơ gần như xin đăng ký sản phẩm mới, với thời gian từ 6 tháng đến hơn 1 năm). Như vậy việc sản xuất sẽ bị gián đoạn…
Được sự tham mưu, tư vấn của các chuyên gia về quản lý y dược, Tập đoàn Y dược Bảo Long đã thành lập thêm một Công ty sản xuất Đông dược cùng địa chỉ và ngay cạnh Công ty Cổ phần Tập đoàn Y dược Bảo Long mang tên đúng như Công ty ở TP. Hồ Chí Minh đó là Công ty TNHH Đông Nam dược Bảo Long. Đồng thời làm thủ tục xin giấy chứng nhận đủ điều kiện lưu hành Đông dược để sau đó làm “một động tác” là: “chuyển nhượng toàn bộ cơ sở của Công ty này cho Công ty TNHH Đông Nam dược Bảo Long - TP. Hồ Chí Minh”. Khi ấy Công ty TNHH Đông Nam dược  Bảo Long - TP. Hồ Chí Minh chuyển ra chỉ việc sản xuất với đúng tên của mình mà chỉ khác địa chỉ là Hà Nội. Sau đó xây dựng một nhà máy GMP cho cả hai công ty tại một địa điểm.
Ngày 29/7/2009, chúng tôi đã được Sở Kế hoạch và Đầu tư cấp giấy chứng nhận số 0102038092 cho phép thành lập Công ty TNHH Đông Nam dược Bảo Long nhưng phải hoàn thiện cơ sở và chờ Bộ Y tế thẩm định để cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất thuốc, sau đó lại làm thủ tục xin đăng ký các sản phẩm thuốc. Đến ngày 22 tháng 5 năm 2008 mới được Cục Quản lý Dược cấp giấy cho phép sản xuất sản phẩm mang tên: Trường xuân Ích thọ hoàn và Linh chi lục vị và đến ngày 19/11/2009 đã được Bộ Y tế cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện hành nghề.
Những vấn đề trên, chúng tôi đã thực hiện nhưng kế hoạch xây dựng nhà máy GMP bị tạm ngưng do sự suy giảm kinh tế toàn cầu và trong nước.
Mục đích thành lập Công ty TNHH Đông Nam dược Bảo Long tại Cổ Đông, TX Sơn Tây Hà Nội là không phải để sản xuất kinh doanh thông thường. Vì tại đây chúng tôi đã có Công ty Cổ phần Tập đoàn Y dược Bảo Long mà chỉ để chuyển Công ty cùng tên ở Hóc Môn – TP. Hồ Chí Minh ra không bị gián đoạn sản xuất.

CÂU 20. Nay tình trạng khuôn viên và hoạt động của các đơn vị thuộc Tập đoàn Y dược Bảo Long thế nào?

Lương y, Ts Nguyễn Hữu Khai trả lời:

Hiện nay đồn Công an Đồng Mô do Công an TX Sơn Tây và “Bảo Sơn” cắm giữa khuôn viên “Bảo Long” đã chuyển đi, trả lại phòng ốc, thiết bị, đồ dùng, công cụ cho Tập đoàn Y dược Bảo Long .“Bảo Sơn” không còn gây rối và quậy phá. Khuôn viên “Bảo Long” đã trở lại thanh bình. Sản phẩm Đông dược Bảo Long, Mỹ phẩm thảo dược Bảo Long, Thực phẩm thuốc Bảo Long vẫn được khách hàng tin tưởng ưa dùng và mãi lực luôn tăng trưởng.
Tuy đã bị “Bảo Sơn” chiếm đoạt pháp danh, thương hiệu Công ty Cổ phần Tập đoàn Y dược Bảo Long và hủy hoại 16 sản phẩm thuốc Đông dược nổi tiếng cùng hơn chục loại sản phẩm thực phẩm chức năng. Tập đoàn Y dược Bảo Long còn 3 công ty đã được Bộ Y tế cấp giấy phép sản xuất và lưu hành thuốc Đông dược đó là: Công ty TNHH Đông Nam dược Bảo Long tại Hà Nội; Công ty TNHH Đông Nam dược Bảo Long tại TP. Hồ Chí Minh và Công ty TNHH Dược liệu Bảo Long - Sìn Hồ tỉnh Lai Châu cùng với gần 100 sản phẩm thuốc Đông dược được đông đảo khách hàng trong và ngoài nước tín nhiệm, ưa dùng.
Hiện nay bệnh nhân khắp cả nước vẫn tìm về “Bảo Long” để khám chữa bệnh. Bị “Bảo Sơn” chiếm đoạt pháp danh, thương hiệu Bệnh viện đa khoa tư nhân Bảo Long.  Nay “Bảo Long” đã thành lập nhiều phòng chẩn trị “Bảo Long Đường” tại TP. Hà Nội, TP. Hải Phòng , Thị trấn Từ Sơn - Bắc Ninh và TP Hồ Chí Minh để đáp ứng nhu cầu chẩn trị của bệnh nhân cả nước và Việt Kiều. Tuy nhiên bị hạn chế là đối với bệnh nhân bại liệt và những bệnh nhân phải theo dõi, chăm sóc hàng giờ thì không nhận được bởi phòng chẩn trị không được phép lưu trú bệnh nhân.
Trường Phổ thông Võ thuật Bảo Long trong thời gian bị “Bảo Sơn” mưu đồ chiếm đoạt pháp danh, thương hiệu vẫn duy trì giáo dục và huấn luyện trên 20 võ sinh năng khiếu độc đáo. Đồng thời vẫn giữ được con dấu để làm thủ tục cho học sinh chuyển trường nên vẫn đủ điều kiện để duy trì và phát triển. Nay học sinh cũ hầu hết đã trở về trường và có thêm nhiều học sinh mới.
Quý vị cần biết thêm chi tiết và cần tham khảo hợp đồng số 01/CNVCP&TS/BL- BS ký ngày 03/3/2011 và bản chính các văn bản pháp quy đã được scan cùng các đoạn video và ghi âm xin vui lòng truy cập trên Website của  Tập đoàn Y dược Bảo Long: www.baolongduong.vn


CÂU 21 + 22. Trong điều kiện kinh tế khó khăn hiện nay. Ông có thông điệp gì về trách nhiệm trả lãi hàng tháng và thanh toán khi Cổ đông rút vốn ?

Lương y, Ts Nguyễn Hữu Khai trả lời:
 

Về vấn đề này Tôi đã viết thư xin các quý vị Cổ đông cảm thông chia sẻ. Và giải trình với những quý vị “quá bức xúc, nóng giận”chưa cảm thông. (click vào đây xem chi tiết)

Cám ơn sự quan tâm của quý vị!

BAN THƯ KÝ – TRỢ LÝ TGĐ (Tổng hợp)



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét