Thứ Bảy, 23 tháng 3, 2013

Phần 2: Thương vụ Bảo Long - Bảo Sơn những âm mưu bất thành !

Thương vụ Bảo Long - Bảo Sơn những âm mưu bất thành !

Xem tin gốc:

http://yduocbaolong.vn/vi/tin-noi-bo/thuong-vu-bao-long-bao-son/a-10501/thuong-vu-bao-long---bao-son-nhung-am-muu-bat-thanh-!.aspx

Sau khi xảy ra tranh chấp hợp đồng chuyển nhượng giữa Bảo Long và Bảo Sơn, đã có quá nhiều lần Công an và các cơ quan chức năng tiến hành điều tra, thanh tra, bới lông tìm vết, hành hạ Bảo Long một cách bất thường theo đơn tố cáo của ông Nguyễn Trường Sơn – Chủ tịch Tập đoàn Bảo Sơn về những vấn đề hoàn toàn không liên quan đến tranh chấp giữa Bảo Long và Bảo Sơn. Vu oan, tố cáo sai sự thật, tung tin thất thiệt, mượn tay công quyền triệt hại đối tác, bằng mọi cách khép đối tác vào tội hình sự là những thủ đoạn, âm mưu mà ông Sơn thường làm để giải quyết những tranh chấp theo hướng có lợi cho mình. Ông Sơn cùng trợ lý Nguyễn Tiến lợi nhiều lần buột miệng: “…Bằng mọi giá phải khép Nguyễn Hữu Khai vào tội hình sự để bỏ tù…! ”.



Theo đơn tố cáo của ông Sơn, 17h ngày 12/9/2011. Đoàn kiểm tra liên ngành gồm: An ninh Kinh tế Công an Hà Nội, Sở Y tế Hà Nội, Đội Quản lý Thị trường số 14 – Hà Nội cùng lúc tới kiểm tra khám xét tại 4 đơn vị trực thuộc Bảo Long. Khuôn viên Bảo Long chật xe công an đậu trước các cửa kho, họ tràn vào khám xét. Suốt mấy giờ lục soát, họ thu giữ rất nhiều hàng hóa và chứng từ sổ sách từ nhiều năm của Bảo Long chất lên xe chở về.
Đối tượng kiểm tra khám xét nhằm vào hai đơn vị là Công ty Cổ phần Tập đoàn Y dược Bảo Long và Công ty Đông Nam dược Bảo Long. Sau gần 3 tháng triệu tập cán bộ Bảo Long tới phòng An ninh Kinh tế Công an Hà Nội và Đội Quản lý Thị trường số 14 làm việc. Có hôm hầu như tất cả cán bộ chủ chốt của Bảo Long bị các cơ quan công quyền triệu tập xét hỏi. Họ đã vẽ ra nhiều tội và  xử phạt hai công ty nói này với mức phạt nặng nhất còn kèm theo mức phạt bổ sung là “Tước quyền sử dụng giấy phép hành nghề ”.


Có lẽ ông Sơn là người đầu tiên được nhận quyết định xử phạt trên, nên hớn hở, như bắt được vàng đã cho đăng tin trên thời sự của VTV và các báo mạng nhằm hủy hoại thương hiệu, uy tín, doanh thu của Bảo Long để Bảo Long sụp đổ và không đủ khả năng đấu tranh bảo vệ mình vì kiệt quệ về tài chính.
Bị xử oan, Công ty Đông Nam dược Bảo Long làm đơn kiến nghị. Sau đó đã được trả lại giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh thuốc. Còn Công ty Cổ phần Tập đoàn Y dược Bảo Long mà ông Sơn đã chiếm đoạt, nắm con dấu thì “vui vẻ đón nhận hình thức xử phạt nói trên”.

Theo lời kể lại của ông Nguyễn Hữu Khai – Chủ tịch Tập đoàn Bảo Long: “ông Phạm Xuân Ánh – Cán bộ phòng an ninh kinh tế (PA81), người góp mặt từ buổi khám xét đầu tiên vẫn cần mẫn tiếp tục truy cứu. Trong quá trình làm việc ông ta hành hạ cán bộ Bảo Long vì mục đích cá nhân. Thường bắt chúng tôi ngồi quá giờ làm việc có hôm tới hơn 15 giờ mới cho nghỉ trưa. Có hôm tới 20 giờ mới cho về.  Ngày 18/11/2011, ông Phạm Xuân Ánh mời tôi tới phòng An ninh Kinh tế số 6 đường Quang Trung Hà Đông làm việc rồi tới 14 giờ lại giao cho hai người đưa lên ô tô chở tới phòng Cảnh sát Điều tra số 7 Thiền Quang Hà Nội để truy xét, điều tra theo đơn tố cáo của ông Sơn về việc ông Khai thuê xã hội đen nhắn tin đe dọa giết ông Sơn…”. Câu chuyện nghe có vẻ khôi hài thế mà cũng đã được điều tra rất chu đáo. Ngày 17/11/2011 cháu Nguyễn Văn Chung, nhân viên Bảo Long bị bắt lên xét hỏi bởi cháu đã dùng điện thoại của mình nhắn tin cho ông Sơn với nội dung là: “Bảo sơn ơi hóc thì chỉ đau nhưng nghẹn là có thể tắc thở chết đấy!” và cháu Phùng Thị Ngọc, nhân viên hành chính Bảo Long cũng bị bắt lên xét hỏi về việc mua điện thoại cho TGĐ Nguyễn Hữu Khai đều bị “nhốt” qua đêm ! Chiều ngày 18/11/2011, tôi bị triệu tập xét hỏi. Họ ép tôi nhận là đã xui cháu Chung nhắn tin xúc phạm ông Sơn. Tất nhiên không bao giờ tôi nhận vì sự ép buộc…! Sau đó họ cho cháu Chung gặp tôi đối chất. Vừa nhìn thấy tôi cháu Chung vừa khóc vừa nói:
- Thầy ơi! Tối hôm qua mấy anh này không cho con ngủ bắt con viết thư xin lỗi ông Sơn và nói bậy về thầy…!
Sau hơn 6 tháng điều tra, có lẽ không còn cách nào ghép tội, ông Phạm Xuân Ánh cùng ông Đinh mạnh Hà – con rể Thiếu tướng Đỗ Nghị đã mời nhiều cổ đông của Bảo Long tới cơ quan và đích thân đến tận nhà riêng của cổ đông Bảo Long kích động họ rút vốn. Nếu tôi chưa trả được thì khép tội “chiếm đoạt tài sản công dân” và truy tố hình sự ! Hành vi bỉ ổi này đã bị nhiều cổ đông phản đối như: Bà Lê Kim Sơn, ông Đỗ Anh Huy, bà Đỗ Khánh Hải, bà Trần Thị Quỳ…!”

Tiếp đó vào 15h ngày 27/10/2011, ông Đặng Quang Tuất – Chánh văn phòng Tập đoàn Y dược Bảo Long đã thuê người phá dỡ một khúc tường rào, chặt một số cây xà cừ. Số tường rào, cây cối này nằm chắn sát trước mặt một ngôi nhà bốn tầng. Việc phá dỡ nằm trong kế hoạch từ trước của ban lãnh đạo Tập đoàn Bảo Long, mục đích tạo đường vào thông thoáng cho ngôi nhà bốn tầng. Việc phá dỡ xảy ra đã nhen nhóm cho âm mưu hình sự hóa vụ việc của ông Nguyễn Trường Sơn. Ngay lập tức gần chục công an TX Sơn Tây đến lập biên bản, bắt giữ tang vật. Thấy vẫn chưa đủ 12h đêm hôm ấy, lại thêm gần chục công an từ Hà Nội ập đến khuôn viên Bảo Long, họ chiếu đèn, đo vẽ, chụp ảnh, bảo vệ hiện trường rất kĩ càng, tỉ mỉ làm náo động cả khuôn viên.



Ngày 5-11-2011, Cơ quan Cảnh sát Điều tra (CSĐT) Công an TX Sơn Tây đã ra quyết định khởi tố vụ án hình sự, để điều tra về hành vi “hủy hoại tài sản” theo Điều 143 Bộ luật Hình sự. Sau đó, vụ án được chuyển cho Công an TP Hà Nội tiếp tục điều tra. Ngày 11-1-2012, Cơ quan CSĐT Công an TP Hà Nội đã ra quyết định khởi tố bị can đối với ông Đặng Quang Tuất. Có quyết định khởi tố vụ án, Ông Sơn lại có dịp loan tin trên báo mạng “Khởi tố vụ án hủy hoại tài sản tại công ty Bảo Long”, “Khởi tố cán bộ công ty Đông Nam Dược Bảo Long”… đã gây ảnh hưởng tiêu cực đến uy tín, hình ảnh của Bảo Long



Đáng chú ý, thời điểm xảy ra vụ việc, “Hợp đồng chuyển nhượng vốn cổ phần và tài sản doanh nghiệp cùng bản quyền thương hiệu sản phẩm” được ký giữa Tập đoàn Bảo Long và Tập đoàn Bảo Sơn ngày 3-3-2011 (gọi tắt Hợp đồng Bảo Long – Bảo Sơn) chưa được thanh lý, bởi đang có tranh chấp. Các PV  báo Tiền Phong đã nghiên cứu Hợp đồng Bảo Long – Bảo Sơn, thì thấy số cây bị chặt và số tường rào bị phá ngày 27-10-2011 không nằm trong danh mục tài sản chuyển nhượng từ Bảo Long sang cho Bảo Sơn. Vì vậy, không có căn cứ pháp lý để nhận định số tài sản bị phá hủy thuộc sở hữu của Tập đoàn Bảo Sơn. Điều này càng chứng tỏ việc ra quyết định khởi tố vụ án của cơ quan CSĐT – Công an Thị xã Sơn Tây theo đơn tố cáo của ông Nguyễn Trường Sơn là chưa đảm bảo cơ sở pháp lý. Bên cạnh đó, quyết định khởi tố bị can ông Tuất cũng không nêu ông Tuất hủy hoại tài sản của Tập đoàn Bảo Sơn, mà ghi là ông Tuất đã “thuê người phá dỡ 21,6 m tường và chặt hạ 05 cây xà cừ, 02 cây phượng vĩ của Cty cổ phần tập đoàn y dược Bảo Long”. (click vào đây để xem quyết định khởi tố bị can của ông Tuất)

Dư luận đông đảo những người theo dõi vụ việc đặt câu hỏi:
- Nếu tài sản “bị hủy hoại” vẫn thuộc sở hữu của Tập đoàn Bảo Long, có lẽ nào việc ông Tuất làm đúng chức năng, nhiệm vụ, và theo đúng chủ trương của ban lãnh đạo Tập đoàn Bảo Long đã giao, lại cấu thành tội phạm “hủy hoại tài sản” của Tập đoàn này?!
- Tại sao quyết định khởi tố vụ án của CSĐT Công an Thị xã Sơn Tây chưa đảm bảo cơ sở pháp lý lại được CSĐT Công an Tp Hà Nội lấy làm căn cứ để ra quyết định khởi tố bị can?
- Tại sao Viện kiểm sát Nhân dân Tp Hà Nội lại có thể phê chuẩn quyết định khởi tố bị can của CSĐT Công an Tp Hà Nội sau 3 tháng? (Điều 126 Bộ luật Tố tụng hình sự quy định quyết định khởi tố bị can phải được chuyển đến Viện kiểm sát cùng cấp trong vòng 24 giờ, và “Trong thời hạn ba ngày, kể từ ngày nhận được quyết định khởi tố bị can, Viện kiểm sát phải quyết định phê chuẩn hoặc quyết định hủy bỏ quyết định khởi tố bị can và gửi ngay cho CQĐT”).





 Ngày 2/12/2011, đồn Công an Đồng Mô, thuộc Công an thị xã Sơn Tây đã tổ chức lễ công bố việc thành lập tại trụ sở Tập đoàn Bảo Long trong sự ngỡ ngàng của bệnh nhân, khách hàng, những em học sinh và cán bộ nhân viên Tập đoàn Bảo Long. Hàng ngày, những tội phạm trộm cắp, nghiện hút…bị bắt đưa về đây đã gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc sản xuất, kinh doanh, giảng dạy, khám chữa bệnh của Bảo Long.
Đến sáng ngày 28/2/2012, lợi dụng lúc TGĐ Tập Đoàn Bảo Long công tác tại nước ngoài, Phó TGĐ thì công tác tại Lai Châu và một số cán bộ chủ chốt vắng mặt. Thượng tá Khuất Văn Tiến – Phó đồn Công an Đồng Mô đã triệu tập một số cán bộ Bảo Long tới văn phòng đem những văn bản do Bảo Sơn cung cấp và với lý lẽ không thuyết phục ép Bảo Long phải mở cửa cho Bảo Sơn vào khoan phá sàn tòa nhà 10 tầng để lắp thang máy…! (Tòa nhà này hiện đã có hai thang máy vẫn hoạt động tốt). Bảo Long yêu cầu chờ hai ngày nữa Tổng giám đốc ở nước ngoài về. Ông Tiến nói (có video kèm theo):
- Các anh bảo đợi giám đốc, ống ấy đi công tác bị ốm nằm viện 1 tháng chúng ta cũng phải đợi à ?
- Theo tôi, đơn giản nhất tạo điều kiện cho “người ta” thi công. Tôi đề nghị phải mở cửa cho “người ta” vào !
- Tôi là người trực tiếp mặc quần áo cảnh sát, nhận lệnh của chỉ huy đây !



Sau đó đông đảo bảo vệ Bảo Sơn (đa số là đầu gấu, con nghiện) và công an mặc đồng phục bảo vệ của Bảo Sơn cùng con trai ông Khuất Văn Tiến – phó đồn Công An Đồng Mô đến trụ sở Bảo Long cưỡng bức, phá hủy một số tài sản, xô xát nhân viên Bảo Long đồng thời dùng máy khoan thủng một tầng của tòa nhà Bảo Long.
Trước sự việc trên, cán bộ Bảo Long cùng phóng viên các Báo đã khẩn cấp đến Công an thị xã Sơn Tây tố cáo vụ việc. Vào phòng làm việc với Đại tá Trần Quang Lịch – trưởng công an TX Sơn Tây, chúng tôi hết sức bất ngờ khi thấy đại gia Nguyễn Trường Sơn chủ mưu phá hoại trụ sở Bảo Long cùng trợ lý Nguyễn Tiến Lợi đang ngồi nói chuyện với ông Lịch. Sau khi giới thiệu xong, ông Lịch đi làm việc khác, nhường lại quyền “tiếp dân” cho ông Sơn. Khẩn cấp đến gặp Trưởng công an để tố cáo nhưng lại mất gần một tiếng đồng hồ ngồi nghe ông Sơn bôi nhọ, nói xấu ông Khai. Không thể kiên nhẫn hơn, phóng viên các báo đã chặn ngang lời ông Sơn và yêu cầu được gặp Đại tá Trần Quang Lịch.
Cũng tại đây ông Sơn hoàn toàn đuối lý khi đối chất với cán bộ Bảo Long về hợp đồng chuyển nhượng vốn cổ phần, tài sản, cùng bản quyền thương hiệu giữa Bảo Long với Bảo Sơn. Chỉ mới thanh toán cho Bảo Long tiền đất và công trình trên đất (2 khoản trong 10 khoản của hợp đồng). Bởi thói quen làm ăn chụp giật, cậy tiền, cậy thế, cưỡng bức cướp không của người khác. Trong khi còn nợ Bảo Long hàng trăm tỷ đồng (chưa tính giá trị thương hiệu) nhưng ông Sơn đã vội rêu rao trên Truyền hình, Báo chí là đã hoàn tất 100% việc chuyển nhượng vốn cổ phần và tài sản của Tập đoàn Y dược Bảo Long. Khi được hỏi vốn cổ phần, thương hiệu Bảo Long ông đã mua là bao nhiêu? Ông Sơn chỉ có thể trả lời: “cái đó thì…thì…”. Việc chuyển nhượng cổ phần phải thông qua đại hội cổ đông, xác định giá trị thực cổ phiếu. Nói mua rồi mà không biết là bao nhiêu, chỉ có thể là chiếm đoạt và lừa dối.

[youtube=http://www.youtube.com/watch?feature=player_embedded&v=hx3O_8s_Wiw]



Video đối chất giữa ông Nguyễn Trường Sơn – Chủ tịch Tập đoàn Bảo Sơn
với cán bộ Bảo Long về hợp đồng chuyển nhượng vốn cổ phần, tài sản,
cùng bản quyền thương hiệu giữa Bảo Long với Bảo Sơn.


May mắn cho Bảo Long vẫn còn không ít những Báo chí chân chính bênh vực, bảo vệ lẽ phải đã lên tiếng phê phán, chỉ trích về hành vi đồn Công an Đồng Mô đóng trong Trụ sở Bảo Long cũng như hành vi bảo kê cho Bảo Sơn đập phá trụ sở Bảo Long của một số Công an thoái hóa phẩm chất. Hiện nay, đồn Công an Đồng Mô thuộc Công an TX Sơn Tây đã chuyển khỏi khuôn viên Tập đoàn Y dược Bảo Long, trả lại phòng ốc, thiết bị, đồ dùng, công cụ cho Tập đoàn Y dược Bảo Long .

Ngày 05/4/2012, sau gần 5 tháng đối chất căng thẳng tại tòa án giữa Bảo Long – Bảo Sơn, công lý luôn bảo vệ lẽ phải, đúng sai đã rõ ràng. Đến ngày 5-4-2012,  ông Nguyễn Trường Sơn – Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Đầu tư Xây dựng và Du lịch Bảo Sơn đã âm thầm rút đơn khởi kiện trong cay cú và bẽ mặt. Bằng cách lập lờ chữ nghĩa, con đỏ đánh lận con đen, hàng loạt bài viết “Bảo Long thua kiện Bảo Sơn” lại được ông ta tung trên các báo mạng.

Cụ thể khoảng 15h20, thứ 2 ngày 23/4/2012, báo Điện tử Dân Trí đăng bài: “Vụ tranh chấp hợp đồng vay tài sản- Bảo Long thua kiện Bảo Sơn ” của tác giả Vũ Văn Tiến. Ngay sau đó nhiều báo mạng chép theo. Việc viết tắt tên đơn vị như trên khiến cho bạn đọc hiểu lầm Bảo Long là Tập đoàn y dược Bảo Long. Điều này ngược lại với thông tin từ nhiều báo vừa đăng “chưa ráo mực” về việc Bảo Sơn rút đơn khởi kiện Bảo Long! Đồng thời ảnh hưởng không nhỏ tới uy tín của Tập đoàn y dược Bảo Long. Thấy thông tin này, phía Bảo Long lập tức kiến nghị với tác giả bài báo Vũ Văn Tiến và đã phải cải chính ngay lúc 18h00 cùng ngày.

Việc công an tiến hành điều tra Bảo Long theo đơn tố cáo của ông Sơn đến nay đã gần 9 tháng vẫn chưa thấy kết luận. Theo điều 119 Bộ luật tố tụng hình sự, thời hạn điều tra vụ án hình sự không quá 2 tháng đối với tội phạm ít nghiêm trọng, không quá 3 tháng đối với tội phạm nghiêm trọng, không quá 4 tháng đối với tội phạm rất nghiêm trọng và tội phạm đặc biệt nghiêm trọng, kể từ khi khởi tố vụ án cho đến khi kết thúc điều tra. Có lẽ mọi thứ sắp “hạ màn” với kết cục không như ông Sơn mong đợi đành cố đấm ăn xôi. Ngày 17/5/2012 các Báo mạng lại một lần nữa đăng tin thất thiệt cho Bảo Long theo mưu đồ của ông Sơn khi giật tít “Thanh tra thương vụ Bảo Long – Bảo Sơn: hé mở dấu hiệu tội phạm. Trong bài viết nói rất rõ kết luận thanh tra của Thanh tra Tp Hà Nội là “nhiều nội dung đơn tố cáo của ông Nguyễn Trường Sơn (Công ty Bảo Sơn) không thuộc thẩm quyền giải quyết của UBND thành phố mà thuộc chức năng của các đơn vị khác”. Còn dấu hiệu tội phạm được nêu là những nội dung thuộc đơn tố cáo, vu oan của ông Nguyễn Trường Sơn vẫn đang được điều tra mà cách đây 3 tháng, hôm xảy ra vụ việc Bảo Sơn đập phá trụ sở Bảo Long, tại phòng làm việc với Đại tá Trần Quang Lịch ông Sơn cũng đã từng tuyên bố với nội dung như trên (xem video trên). Nhưng các Báo mạng lại cố tình lập lờ, gán ghép những câu chữ trong nội dung tố cáo của ông Sơn vào kết luận của Thanh tra Tp Hà Nội để người đọc hiểu nhầm đó là kết luận của Thanh tra Tp Hà Nội.
Gần 2 tháng sau, chiều ngày 14/7/2012, các báo mạng lại rủ nhau đăng bài "Lộ diện kẻ nhắn tin dọa giết Chủ tịch Tập đoàn Bảo Sơn?". Đọc cả bài viết chẳng thấy câu nào nói Lương y , Ts Nguyễn Hữu Khai là người nhắn tin đe dọa mà chỉ thấy toàn những lời chửi bới hết sức bẩn thỉu dành cho bố con ông Nguyễn Trường Sơn - Chủ tịch Tập đoàn Bảo Sơn mà chúng tôi không tiện nêu lên. Nghĩ cũng lạ, ở đời chẳng ai đem những lời thiên hạ chửi bới mình và dòng họ phát tán trên báo chí, thế chẳng khác nào bỏ tiền mua nhục nhã vào thân. Âm mưu dùng báo chí bôi nhọ hình ảnh, uy tín của Lương y, Ts Nguyễn Hữu Khai - nguyên mẫu phim "Đường đời" đã phản tác dụng khiến ông Sơn lại thêm lần "gậy ông đập lưng ông".
Người kinh ghét, kẻ hận thù từ biết bao tranh chấp, mâu thuẫn giữa "Bảo Sơn" với đối tác, người thân...lúc nào nơi nào cũng có như:

*Vụ buôn "nước thần tiên" chữa bệnh ung thư trái phép của ông Nguyễn Trường Sơn - Chủ tịch Tập đoàn Bảo Sơn
*Khách sạn Bảo Sơn có bị hạ “sao” vì tội chứa gái mại dâm?
*Bắt quả tang ổ mại dâm cao cấp cho người nước ngoài tại khách sạn Bảo Sơn
*Vụ tranh chấp hợp đồng kinh tế lắp đặt điều hòa nhiệt độ ở khách sạn Bảo Sơn với Viện khoa học công nghệ tàu thủy
*Vụ tranh chấp đòi tiền giữa chủ nhân của khách sạn Bảo Sơn và một công dân Pháp
*Vụ tranh chấp tại công ty TNHH Nghi Tàm thuộc Tập đoàn Bảo Sơn
*Vụ lừa đảo 47 biệt thự của công ty thứ cấp Tập đoàn Đầu tư Xây dựng và Du lịch Bảo Sơn
*Vụ ly hôn chạy án 10.000 tỷ của đại gia tập đoàn Bảo Sơn


... thì việc nhận những tin nhắn xúc phạm đe dọa nhiều như thế cũng là lẽ thường tình. Chuyện nhỏ xé to, rõ nực cười mà sao Công an lại nhiệt tình, chu đáo với ông Sơn đến thế?
Hiện tại tranh chấp giữa hai Tập đoàn Bảo Long và Bảo Sơn đang căng thẳng nhất, việc các báo "lá cải" thường xuyên đăng tin thất thiệt về Bảo Long, không nói cũng biết kẻ chủ mưu đang dốc những đồng tiền bẩn thỉu kiếm được từ việc chứa chấp gái mại dâm, lừa đảo và từ những vụ tranh chấp tài sản vào việc hủy hoại cơ sở y dược là ai.

Đại gia Nguyễn Trường Sơn

Y dược Bảo Long xưa nay đón nhận bao danh hiệu cao quý luôn là niềm tự hào của nền Y học Cổ truyền Việt Nam là mái nhà cưu mang rất nhiều những mảnh đời cơ nhỡ. Bệnh viện Đa khoa Bảo Long cứu sống bao người mắc bệnh hiểm nghèo đã vinh dự khám chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe cho rất nhiều lãnh đạo Đảng và nhà nước Việt Nam, Lào, Campuchia. Mô hình xã hội hóa Y tế, Giáo dục, Thể thao của Bảo Long có lợi cho xã hội và nhân dân luôn được Đảng và nhà nước khuyến khích phát triển. Vậy mà, ông Nguyễn Trường Sơn sau khi luồn lách chiếm đoạt pháp danh công ty, bệnh viện của Bảo Long đã không ghê tay bóp chết một công ty sản xuất thuốc, rồi lại xóa sổ bệnh viện Đa khoa Bảo Long chỉ vì muốn triệt hại Bảo Long làm hàng vạn người mất cơ hội chữa bệnh, hàng trăm thầy thuốc chân chính và hàng ngàn người lao động lương thiện mất việc làm! Một tội ác chưa từng có….!
Cớ sao trong tranh chấp giữa Bảo Long với Bảo Sơn, các nhà chức trách, công quyền không đứng ra giải quyết tranh chấp công minh mà chỉ điều tra, thanh tra, bớt lông tìm vết, hành hạ Bảo Long theo đơn tố cáo của Bảo Sơn về những vấn đề hoàn toàn không liên quan đến tranh chấp giữa hai đơn vị này? Hoàn cảnh thực tại của Bảo Long hiện lên tác phẩm “Tắt đèn” của Ngô Tất Tố. (Trong hoàn cảnh nghèo khó để cứu chồng và vượt qua hoạn nạn, chị Dậu phải rứt ruột bán con, bán chó… Thật “may mắn” khi có người “ban ơn mua giúp” để rồi nỗi khổ lại chất chồng bởi thủ đoạn ép giá, chiếm đoạt và hành hạ tàn nhẫn của gia đình Nghị Quế cùng bọn quan làng…!).



Nhờ sự ủng hộ, động viên của đông đảo công chúng, khách hành, bệnh nhân – những người luôn quan tâm đến sự nghiệp Bảo Long, nhờ sự  chèo lái với một nghị lực phi thường và ý chí sắt đá của “thuyền trưởng” Nguyễn Hữu Khai cùng với sự đoàn kết, gắn bó của hàng ngàn cán bộ công nhân viên Tập đoàn Y dược Bảo Long, chắc rằng, Bảo Long sẽ trụ vững, vượt qua bão tố để tiếp tục xây dựng, phát triển những công trình đậm tính nhân văn có lợi cho nhân dân và xã hội.

Thiên Lý

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét