Thứ Hai, 11 tháng 3, 2013

Bài số 17:Thông tin “Bảo Long” thua kiện “Bảo Sơn” là lập lờ chữ nghĩa

Thông tin “Bảo Long” thua kiện “Bảo Sơn” là lập lờ chữ nghĩa

Xem tin gốc:

http://yduocbaolong.vn/vi/tin-noi-bo/thuong-vu-bao-long-bao-son/a-9892/thong-tin--bao-long--thua-kien--bao-son--la-lap-lo-chu-nghia.aspx

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
ĐỘC LẬP – TỰ DO – HẠNH PHÚC


TẬP ĐOÀN Y DƯỢC  BẢO LONG
( BẢO LONG  ĐƯỜNG)
———————


THÔNG TIN:“BẢO LONG” THUA KIỆN “BẢO SƠN”


LÀ “LẬP LỜ ”CHỮ NGHĨA !


Kính gửi: Huynh đệ thân hữu cùng quý vị quan tâm tới sự nghiệp Y dược, giáo dục và đào tạo của “Bảo Long”

Khoảng 17h Thứ 2 ngày 23/4/2012, Báo Điện tử Dân Trí đăng bài: “Vụ tranh chấp hợp đồng vay tài sản- Bảo Long thua kiện Bảo Sơn ” và ngay sau đó một số báo mạng chép theo. Việc viết tắt tên đơn vị như trên khiến cho bạn đọc hiểu lầm “Bảo Long” là Tập đoàn y dược Bảo Long. Điều này ngược lại với thông tin từ nhiều báo vừa đăng “chưa ráo mực” về việc “Bảo Sơn” rút đơn khởi kiện “Bảo Long”! Đồng thời ảnh hưởng không nhỏ tới uy tín của Tập đoàn y dược Bảo Long.
Theo bức ảnh mà tác giả Vũ Văn Tiến chụp nguyên Bản án số: 02/2012 KTTM- ST Ngày 15/02/2012 của Tòa án Nhân dân quận Thanh xuân TP Hà Nội đăng theo bài viết thì nội dung là:
“…Nguyên đơn: Công ty cổ phần Tập đoàn Đầu tư Xây dựng và Du lịch Bảo Sơn, trụ sở 50 Đường Nguyễn Chí Thanh Hà Nội. Người đại diện hợp pháp của nguyên đơn. Ông Nguyễn Tiến Lợi- Sinh năm 1971- Chức vụ Chánh văn phòng công ty. Là người đại diện theo giấy ủy quyền của ông Nguyễn Trường Sơn- Chủ tịch HĐQT công ty cổ phần Tập đoàn Đầu tư Xây dựng và Du lịch Bảo Sơn” (Giấy ủy quyền số: 50/2011 Ngày 10/10/2011)
Bị đơn: Công ty TNHH Mỹ phẩm thảo dược Bảo Long. Trụ sở: Số 168 Khuất Duy Tiến. Quận Thanh Xuân TP Hà Nội. Đại diện hợp pháp của bị đơn là bà Lê Thúy Hằng. Sinh năm 1975 tạm trú tại tại thôn Trại hồ, xã Cổ đông, TX Sơn Tây HN. Là người đại diện pheo pháp luật (Tổng giám đốc Công ty).
Bản chụp với nét chữ rất rõ đủ tên đơn vị, tên tuổi, địa chỉ của người kiện và người bị kiện, thế nhưng tác giả lại viết tắt là: “Bảo Long “ thua kiện “Bảo Sơn”. Thấy thông tin này chúng tôi lập tức kiến nghị với Báo Điện tử Dân trí và đã được Tác giả bài viết nhận lời cải chính ngay lúc 18h00 cùng ngày.




Chuyện gian lận chữ nghĩa “ Con đỏ đánh lận con đen” theo cách của ông Nguyễn Trường Sơn- Tổng giám đốc Công ty cổ phần Tập đoàn Đầu tư Xây dựng và Du lịch Bảo Sơn nhằm lừa dối cơ quan chức năng, cơ quan truyền thông và lừa đảo để chiếm đoạt “Mồ hôi, nước mắt và cả xương máu ”của người ta thì đâu còn xa lạ. Hồi tháng 11 năm 2011 sau khi dùng thủ đoạn lừa đảo chiếm đoạt được pháp danh Công ty cổ phần tập đoàn Y dược Bảo Long (Một trong 15 công ty, trường học, Bệnh viện thuộc Tập đoàn Y dược Bảo Long). Ông sơn đã không ghê tay, bóp chết chức năng sản xuất thuốc của công ty này bằng cách cố tình làm sai quy chế để “được phạt” ở mức độ nặng nhất (thu giấy phép, đình chỉ hoạt động sản xuất thuốc vĩnh viễn). Sau đó lại cố tình được chương trình Thời sự của đài Truyền hình VTV1 đưa tin về việc làm sai qui chế dược chính và bị thu giấy phép, bị đình chỉ hoạt động vĩnh viễn. Khiến đông đảo người xem truyền hình hiểu lầm là cả Tập đoàn Y dược Bảo Long bị đình chỉ hoạt động vĩnh viễn. Ít ai hiểu được đó chỉ là một công ty của Tập đoàn y dược Bảo Long bị ông Sơn chiếm đoạt và đang trực tiếp quản lý. Với mưu đồ “giết người” này, ông Sơn chỉ mất một khoản tiền nộp phạt và đăng tin còn Tập đoàn Y dược Bảo Long đã bị không ít khách hàng hiểu lầm dẫn đến việc sản xuất thuôc và khám chữa bệnh bị đình trệ. Trước đó ông Sơn còn chiếm đoạt Bệnh viện đa khoa Bảo Long, đổi tên thành bệnh viện đa khoa Bảo Sơn rồi cho ngưng hoạt động! Có phải lúc nào cũng kịp bay sang nước ngoài để cấp cứu đâu. Thế mà ông Nguyễn Trường Sơn cùng những người phụ tá nỡ chiếm đoạt rồi bóp chết một công ty sản xuất thuốc và xóa sổ một bệnh viện…! Khiến hàng vạn người mất cơ hội chữa bệnh. Làm hàng trăm thầy thuốc chân chính và hàng ngàn người lao động lương thiện mất việc làm! Đời người quả báo dành dành. Chẳng nhẽ những kẻ tiếp tay cho hành động tàn bạo của ông Sơn lại vô can…!
Nay thời gian đang được đếm từng ngày …! Tưởng ông Sơn có mưu đồ gì gấp gáp, mới lạ! Nào ngờ vẫn quẩn quanh với cái trò hèn mạt, già cỗi: Lập lờ chữ nghĩa, “Ném đá dấu tay”, “Ngậm máu phun người”. Có chăng tranh chấp, kiện cáo thì chỉ lừa tiếp được lũ “Mèo mả, gà đồng” với loại “Chốn chúa lộn chồng”! Vừa mấy hôm trước bởi không thể dày mặt mãi với lối “vừa ăn cướp vừa la làng”  Ông Nguyễn Trường Sơn đã phải “Hạ giáo, cởi giáp xin ngưng chiến” bằng việc rút đơn khởi kiện để củng cố, để thỏa thuận với Tập đoàn y dược Bảo Long. Thế thì, sao lại cố “cắm sào sâu cho khó nhổ… !?”
CHỦ TỊCH HĐQT KIÊM TỔNG GIÁM ĐỐC  TẬP ĐOÀN Y DƯỢC BẢO LONG

VÕ SƯ,TS Y HỌC NGUYỄN HỮU KHAI

Đơn rút đơn khởi kiện của Ông Nguyễn Trường Sơn vàQuyết định đình chỉ vụ án của tòa án Nhân dân Hà Nội


Sau nhiều phiên đối chất căng thẳng tại tòa án giữa Bảo Long – Bảo Sơn, công lý luôn bảo vệ lẽ phải, đúng sai đã rõ ràng. Đến ngày 5-4-2012, ông Nguyễn Trường Sơn – Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Đầu tư Xây dựng và Du lịch Bảo Sơn đã âm thầm rút đơn khởi kiện.





Ông Nguyễn Trường Sơn cố tình lập lờ câu chữ “Công ty TNHH Mỹ phẩm Thảo dược Bảo Long” thành “Bảo Long” ( “Bảo Long” với 15 công ty, đơn vị thành viên )




Nguyễn Hữu Khai - Từ tiểu thuyết đến đời thật


Xem tin gốc :

http://yduocbaolong.vn/vi/tin-tuc/bao-chi-noi-ve-chung-toi/a-10642/nguyen-huu-khai---tu-tieu-thuyet-den-doi-that.aspx



NGUYỄN HỮU KHAI
TỪ TIỂU THUYẾT ĐẾN ĐỜI THẬT


                                                                         Trần Thy Nga 
(Theo Báo Sức khỏe & Đời sống ngày 28/11/2010)
Giữa vùng quê xứ Đoài – Hà Nội, nơi địa linh nhân kiệt ngời sáng một tấm gương về lòng nhân đức, từ bi bác ái của người thầy thuốc ưu tú để rồi từ đó nhiều số phận éo le, khổ đau, bất hạnh được ông cưu mang, cứu giúp như được tái sinh và những câu chuyện cổ tích giữa thời hiện đại được hình thành.
Nhắc đến Nguyễn Hữu Khai hầu như ai cũng biết đó là nguyên mẫu nhân vật Hải trong phim truyền hình Đường đời và là ông chủ “Bảo Long Đường” - Tổng Giám đốc của một tập đoàn nổi tiếng về y dược, về võ thuật, về du lịch điều dưỡng với một cơ ngơi bề thế, một điểm đến ấn tượng của các tour du lịch cho lữ khách trong nước và nước ngoài. Nguyễn Hữu Khai là một mẫu người đa tài nhưng điểm nhấn ấn tượng là cái tài được cần mẫn học tập, rèn luyện, được tích luỹ từ ý chí, nghị lực phi thường và đặc biệt là cách sử dụng tài năng mang đậm bản sắc đạo lý của người Việt để phục vụ cộng đồng một cách hiệu quả.

Nguyễn Hữu Khai đã chọn cho mình hướng đi và mục tiêu duy nhất là kế thừa, phát huy và bảo tồn nền y học cổ truyền dân tộc. Hơn nửa cuộc đời cống hiến cho sự nghiệp y học, phần lớn thời gian của ông dành cho việc tìm tòi, nghiên cứu, thực nghiệm, khám chữa và sống cùng bệnh nhân. Trở thành một thầy thuốc đã khó, nhưng là một thầy thuốc nhân từ, chân chính còn khó hơn nhiều. Ông đã phải xa rời những giải trí, thư giãn sau một ngày làm việc vất vả, quên những vui thú đời thường, thậm chí hy sinh cả những quỹ thời gian ít ỏi dành cho gia đình. Đêm thường thức đến 11 – 12 giờ để nghiên cứu, sáng lại dậy từ 4 giờ để soạn bài, để luyện tập, để sáng tạo và lập kế hoạch điều hành cả một tập đoàn lớn, ông lầm lũi tìm tòi kiến thức trong hàng ngàn cuốn sách Đông Tây, kim cổ rồi lại băng mình tới những nơi rừng sâu núi cao, không quản xa xôi hẻo lánh, rừng thiêng nước độc để tìm cây thuốc cứu người. Đã không ít lần sảy chân rơi xuống vực, không ít lần nếm phải lá độc, lưỡi co rụt lại suýt chết… Sau những tai nạn đó, ông ngẫm ra rằng: “…Cái may mắn ở trên đời là cơ duyên, tuy nhiên nó lại không tách rời sự kiên nhẫn, trăn trở, lao tâm khổ tứ và tư duy sâu nặng về công việc…”.
Nguyễn Hữu Khai đã kết hợp với các nhà khoa học trong nước và nước ngoài nghiên cứu, thực nghiệm thành công rất nhiều đề tài khoa học đã được công bố tại Liên bang Nga, Ukraina, Blaruts, Cộng hòa Séc và đăng trên “Tạp chí Dược học- Bộ Y tế” (Tạp chí “Dược học” là tạp chí Hàn lâm. Các nhà khoa học trong lĩnh vực y tế được tính điểm bằng các bài đã được đăng trên đó). Các đề tài Khoa học của ông mang tính nhân văn và được áp dụng thiết thực trong việc chăm sóc và bảo vệ sức khỏe cộng đồng.
  (Xin vui lòng click vào đây để xem tác phẩm "Nguyễn Hữu Khai - Nhà khoa học từ thực tiễn" do Đài truyền hình Hà Nội thực hiện năm 2002)






Với những kinh nghiệm quý báu tích luỹ được từ những tháng ngày bôn ba tầm sư học đạo ở xứ người, từ những trải nghiệm sâu sắc trong nghề thầy thuốc của mình, ông đã chữa khỏi bệnh cho hàng vạn người và trong số đó có không ít những mảnh đời bất hạnh, éo le tới ngưỡng cùng cực được ông cưu mang giúp đỡ như trường hợp của chị Đoàn Thị Thanh Huyền trước ngày sinh con bị xét nghiệm nhầm có HIV, gia đình nhà chồng và người thân xa lánh, ruồng bỏ. Đối với một người phụ nữ còn gì đau đớn hơn khi bị chính những người thân yêu của mình xua đuổi, đứa con do mình vừa dứt ruột đẻ ra bị người ta cấm không cho gần gũi, con đói mà  mẹ không được cho bú. Đứa bé héo hon qua đời…! Khi  ấy chị mới có cơ hội hàng đêm lẻn về làng vắt sữa lên nấm mộ cho con…!!!  Đã có lúc chị muốn tìm đến cái chết để giải thoát cuộc đời, nhưng sự có mặt kịp thời của Lương y Nguyễn Hữu Khai đã thức tỉnh lý trí và khơi dậy lòng tin với cuộc đời của chị. Ông đã  đón chị về làm việc tại Tập đoàn Y dược Bảo Long, tạo điều kiện cho chị học tập nâng cao trình độ và có công việc ổn định



Lương y, Ts Nguyễn Hữu Khai cùng tổ ấm của con nuôi
Đoàn Thị THanh Huyền ( Cô giáo Huyền - Hoành Bồ - Quảng Ninh)


Rồi trường hợp bệnh nhân Nguyễn Thị Phương ở Tân Kỳ - Nghệ An bị u tuỷ, liệt tứ chi. Trong nỗi tuyệt vọng, cô vẫn níu theo tháng ngày bởi sự thương cảm, tận tình chăm sóc của người yêu suốt gần 4 năm trời. Nguyễn Hữu Khai như một giấc mơ gặp Bụt của Phương, ông đưa Phương về Bệnh viện Bảo Long chữa trị, không quên nhận luôn người yêu là Trương Văn Chín và em trai Phương về Tập đoàn Bảo Long làm việc. Từ một cô gái nặng năm chục cân, duyên dáng, khoẻ mạnh, mà chỉ còn lại một thể xác khô gầy chưa đầy 27kg. Thế nhưng, nhờ lương tri của thầy Khai, nhờ có một niềm tin mãnh liệt vào y thuật và sự kiên trì bền bỉ trong điều trị, sức khoẻ của Phương dần khá lên, cô có thể tự làm những việc thông thường, không những vậy cô còn phục hồi chức năng làm mẹ. Nguyễn Hữu Khai lại là “ông tơ bà nguyệt” tác thành cho đôi uyên ương Trương Văn Chín và Nguyễn Thị Phương, ông còn kiêm “nhiệm vụ” là đại diện cho họ nhà trai tổ chức đám cưới cho hai bạn. Đám cưới đã diễn ra trong một nghi lễ chu đáo và ấm áp tình người tại Tập đoàn Bảo Long với sự vui mừng, chia sẻ của cán bộ công nhân viên Bảo Long và sự quan tâm của báo chí truyền hình.



Hồi phục được sức khỏe cho Phương đã là điều kỳ diệu, thế rồi lại một điều kỳ diệu nữa đã đến. Ngày 13/6/2008, cháu bé nặng 2,1kg ra đời một cách dễ dàng không cần phải can thiệp bằng bất kỳ biện pháp gì. Phương vui mừng điện thoại ngay cho thầy Khai: “… Thầy ơi! Con sinh được rồi! Cháu khoẻ và đẹp trai lắm! Thầy đặt tên cháu giúp con nhé!”. Sự mừng vui tột đỉnh khiến cô òa khóc. Tiếng khóc thổn thức của cô hoà vào tiếng khóc chào đời của đứa trẻ. Thầy Khai rơi điện thoại …! Và cũng nức nở, nghẹn ngào…! Nước mắt xối xả lăn trên khuôn mặt trắc ẩn như muốn trôi bớt đi những vất vả khổ đau, gian khó của cuộc đời.



Vận động viên đô vật Lê Thị Huệ trong thời gian luyện tập chuẩn bị cho SEAgames 23 bị gãy đốt sống cổ liệt tứ chi, Nguyễn Hữu Khai đã không tiếc công sức, tiền của, tận tụy ngày đêm, trăn trở, vất vả, khổ cực để cuối cùng tìm ra được phương pháp phục hồi cho Huệ. Nay sức khỏe của cô đã ổn định và làm một nhân viên của Tập đoàn Y dược Bảo Long.



Báo chí, truyền hình và các phương tiện thông tin đại chúng đánh giá về việc phục hồi cho bệnh nhân Nguyễn Thị Phương và đô vật Lê Thị Huệ là điều kỳ diệu trong y học. Sự kỳ diệu đó có chiều sâu và có nền tảng vững chắc bởi tôi tận mắt chứng kiến: Bệnh nhân Nguyễn Thị Hồng hiện là cán bộ kế toán của Tập đoàn Y dược Bảo Long bị u tủy qua nhiều năm chạy chữa khắp nơi, khi gặp thầy Khai thì bệnh đã ở tình trạng rất nặng và kinh tế gia đình thì lâm vào hoàn cảnh suy kiệt nhất! Bố mẹ cô đã đau xót nghĩ tới việc chấp nhận sự định đoạt  số phận của con mình… ! Thấy được điều đó, thầy Khai đã nhận chữa bệnh miễn phí và khi Hồng không còn đau đớn, có thể làm việc được, ông đã tiếp nhận Hồng vào làm nhân viên kế toán, để tâm lý bệnh tật được giải thoát và vừa làm việc, vừa chữa bệnh. Nay Hồng trở thành một cô gái duyên dáng, yêu đời và khỏe mạnh. Hồng nghẹn ngào tâm sự với hai dòng nước mắt tuôn rơi: “… Kiếp này em chẳng thể có cơ hội để đền ơn trả nghĩa cho thầy, chỉ biết tận tụy với công việc góp phần trông nom, bảo vệ cho sự nghiệp của thầy và chỉ mong lúc nào thầy cũng được vui…! ”.

GS.TS. Trần Thế Lục, sinh năm 1940, là giảng viên Khoa Chế tạo máy, Trường đại học Bách khoa Hà Nội, sau khi được Tiến sĩ Nguyễn Hữu Khai cùng các thầy thuốc Bệnh viện Bảo Long cứu chữa thoát khỏi căn bệnh nan y đã vui mừng thay lời cảm tạ bằng một lá thư thân tình. “…Tôi bị đau bệnh nan y, đã mấy năm liền qua điều trị tại nhiều bệnh viện. Đến ngày 5/9/2010 tôi lại phải cấp cứu ở BV Hữu Nghị. Trong những ngày điều trị cấp cứu tôi phải tiêm morphin gần 1 tuần (thứ thuốc chỉ dành cho bệnh nhân ung thư giai đoạn cuối và bệnh nhân bị các cơn đau quặn nội tạng). Sau khi biết hướng điều trị tiếp là chuyển tôi tới Bệnh viện Việt Đức  mổ chọc hạch để làm mất cảm giác ở mặt, tôi lên thẳng Bệnh viện Bảo Long mà không qua nhà. Tại đây, tôi được Tiến sĩ Nguyễn Hữu Khai chẩn trị và châm cứu kịp thời, cơn đau giảm hẳn. Tôi quyết định nhập Bệnh viện Bảo Long. Sau một tuần vừa châm cứu vừa uống thuốc Đông dược, bệnh tình tôi thuyên giảm rõ rệt cả về số lần, cả về cường độ đau. Cho đến ngày thứ 6, bệnh tình dứt hẳn, đến nay không có một cơn đau nào xảy ra. Thật hạnh phúc vô bờ bến trong những ngày Đại lễ Thăng Long ngàn năm, tâm trạng tôi rất thanh thản, khỏe mạnh cả thể chất lẫn tinh thần. Tôi nghiệm thấy thuốc Bảo Long đúng là thần dược và các thầy thuốc châm cứu, điển hình là Tiến sĩ Nguyễn Hữu Khai có đôi bàn tay vàng. Bạn bè, người thân biết tôi khỏi bệnh đến thăm nhiều lắm. Gặp ai tôi cũng khoe sự thật về niềm vui của mình..! ”.

Bệnh nhân Nguyễn Công Hoàng ở 2363 Đại lộ Hùng Vương, Việt Trì, Phú Thọ bị tai nạn gãy đốt sống cổ, liệt tứ chi tâm sự: “… Hình như cứ thấy ai có hoàn cảnh khó khăn thầy Khai đều thấy mình có trách nhiệm và dang rộng vòng tay nhân ái ra để đùm bọc chở che. Có nơi nào, có vị Tổng Giám đốc nào làm được những điều như vậy? Và rồi chẳng biết từ lúc nào, bằng một nhân cách vĩ đại, tình thương và sự chia sẻ của mình ông đã đánh thức tôi sau “một giấc ngủ dài”, tôi thấy Bệnh viện Bảo Long như là mái ấm của mình, một mái ấm luôn có một ngọn lửa để sẵn sàng sưởi ấm cho bất cứ một tâm hồn yếu ớt lạnh lẽo nào. Trong người tôi như có một luồng sinh khí mới, tôi tự thấy cuộc sống còn quá nhiều điều tốt đẹp đã và sẽ đến với tôi. Tôi hăng hái quyết tâm tập luyện và uống thuốc. Thật bất ngờ, chỉ sau 4 tuần, sức khoẻ của tôi đã tiến bộ một cách rõ rệt, tôi đã có thể tự làm một số việc cá nhân và hơn cả là tôi đã tìm lại được chính mình trong suy nghĩ và cách sống….”.  (Báo Thể thao văn hóa số 196, ngày 15/7/2010).



Vâng! Nguyễn Hữu Khai là thế đấy. Ông có nhiều lắm những đứa con nuôi (nuôi dưỡng thực sự), họ xuất thân từ những đứa trẻ mồ côi, bất hạnh không nơi nương tựa. Họ là những bệnh nhân không còn hy vọng sống mà nay họ vui vẻ, khỏe mạnh, hạnh phúc quây quần bên người cha thương yêu đáng kính của mình. Tại Thạch Sơn - Lâm Thao - Phú Thọ hồi ấy nổi cộm bởi quá nhiều người qua đời vì ung thư. Nguyễn Hữu Khai đã có mặt, ông chăm lo chữa trị giúp đỡ bệnh nhân và tại đây ông đã đón nhận hai chị em cháu Đặng Thị Thơm và Đặng Kim Cương về làm con nuôi bởi bố mẹ các cháu bị ung thư đã qua đời, anh em nội ngoại chỉ còn bà bác ruột thì đau ốm, già yếu. Đến nay, hai cháu đều trở thành thầy thuốc làm việc tại Bệnh viện đa khoa Bảo Long và ngày 28/9/2010, gia đình ông cùng Tập đoàn Bảo Long đã long trọng tổ chức lễ Vu quy cho cô chị là Đặng Thị Thơm.



Lương y, Ts Nguyễn Hữu Khai cùng các con nuôi và học trò

Tại Phú Bình - Thái Nguyên, nơi rừng sâu, xa xôi hẻo lánh có gia đình sinh được 5 đứa con đều mắc bệnh lạ. Trên mặt các cháu mọc nhiều khối u to như nắm tay che hết cả mắt, mũi, miệng. Các cháu đều được mổ cắt bỏ khối u nhờ bảo hiểm y tế. Tuy nhiên không tránh khỏi tật nguyền bất hạnh. Nguyễn Hữu Khai đã đón hai cháu là Lục Thị Mói và Lục Thị Linh về Bảo Long nuôi dưỡng, chữa bệnh và cho học văn hóa tại Trường phổ thông Võ thuật Bảo Long. Khi chất vấn về những việc làm nhân từ, ông chỉ cười mà rằng: “Cứu người để trả nợ đời, mà mình thì nợ cuộc đời này nhiều quá…! ” và ông vẫn tâm sự rằng: “Ban ơn mà nghĩ đến việc đền đáp thì không còn là ân huệ…”.

Nguyễn Hữu Khai - Hải trong Đường đời đã trở thành hình mẫu để bậc ông bà, cha mẹ khuyên dạy con cháu, là tiêu chí và ước mơ phấn đấu của nhiều bạn trẻ. Dù ở bất cứ lĩnh vực nào ông cũng toả sáng. Công chúng tôn vinh ông là một thầy thuốc mát tay, một nhà khoa học thực tiễn, một doanh nhân tài ba, một võ sư gạo cội, một nhà thơ, một nhà báo… và thật thú vị mọi người đều quan tâm và muốn tìm hiểu về những chặng đường chông gai đầy nước mắt và oan nghiệt của ông...!

Năm 2011 đã được đài truyền hình KenJa – Nhật Bản đã bình chọn Lương y, Ts Nguyễn Hữu Khai là một trong 10 Doanh nhân nổi tiếng ở Việt nam và trong 500 Doanh nhân nổi tiếng Châu Á. Ngày 23 tháng 11 năm 2011 Nhà báo Hamada Trưởng đoàn làm phim Đài truyền hình KenJa cùng các phóng viên Nhật Bản thông qua Bộ Ngoại giao nước ta tới Tập đoàn Y dược Bảo Long xây dựng một tiểu phẩm về kinh nghiệm vượt qua khó để dẫn tới thành công và lời nhắn nhủ của doanh nhân Nguyễn Hữu Khai với thế hệ trẻ Nhật Bản. Phim đã hoàn thành và phát trên sóng truyền hình Nhật Bản. (Xin vui lòng click vào đây để xem)





Nhà báo Hamada - trưởng đoàn làm phim Đài truyền hình Kenja
cùng các phóng viên Nhật Bản (ngày 23 tháng 11 năm 2011)


Là người mạnh mẽ, quyết đoán trong công việc, ý chí, nghị lực kiên cường nhưng ông cũng là người đa sầu, đa cảm, vị tha và từ bi bác ái. Có những kẻ cơ hội, mù quáng vì tiền, lừa lọc vợ con và thân nhân của ông hàng trăm triệu đồng. Rồi có những kẻ rắp tâm cản phá sự nghiệp. Các đàn em của ông bức xúc xin cho phép được “xử lý”. Chỉ cần một cái gật đầu của ông thì tai họa thật khó lường…! Nhưng giải pháp ông vẫn dùng là bằng lý trí để phục thiện. Có lẽ vì vậy mà nhiều “hảo hán giang hồ” là huynh đệ của võ sư Nguyễn Hữu Khai tâm sự: “Trong các cuộc đối đầu ác liệt, thầy Khai thường nương tay, nhường đòn trước đối thủ, bởi ông muốn cảm hóa, thu phục mà không muốn chiến thắng trong sự tàn sát…”. Quả như ông vẫn thường nói: “Tận cùng của võ là văn”. Võ thuật Bảo Long mang đậm tính nhân văn. Hàng ngày từ 16 - 17 giờ, sân võ Bảo Long quy tụ cả ngàn người, họ răm rắp tuân thủ nghi lệnh và chăm chú luyện tập theo sự chỉ dẫn của Võ sư Nguyễn Hữu Khai như một đại đoàn chiến binh chuyên nghiệp. Sự tuân thủ ấy không chỉ vì chỉ huy là Tổng Giám đốc mà trên võ đường Nguyễn Hữu Khai thực sự oai phong, lẫm liệt. Những chiêu thức, đòn thế ông truyền thụ quá hấp dẫn và cảm hoá được sự đam mê võ thuật của học trò.

Trầm luân, khổ ải, oan trái, tủi hận nhiều nhưng Nguyễn Hữu Khai không mất niềm tin vào cuộc sống, ngược lại càng khó khăn gian khổ bao nhiêu ông càng cố gắng hoàn thiện và sống tốt bấy nhiêu. Trong lời giới thiệu truyện thơ Tình quê của Nguyễn Hữu Khai, nhà thơ Vũ Duy Thông viết: “…Điều khiến tôi ngạc nhiên là sức mạnh nào đã khiến một con người từng bị đầy ải giữa đám người thú, bị chà đạp giữa bao bất công nhan nhản trong hầm giam, giữa rừng sâu, bến xe, quán chợ,  gầm cầu mà vẫn gìn giữ được tình yêu trong sáng đến thế, vững chắc đến thế với cuộc sống, con người, đất nước…”.

Nguyễn Hữu Khai luôn sẵn sàng giúp người, cứu người bằng công việc, bằng trí tuệ và bằng cả những giọt máu của mình… Hàng năm ông đều tổ chức cho cán bộ công nhân viên và sinh viên của Tập đoàn Y dược Bảo Long hiến máu nhân đạo. Bản thân ông đã hơn 20 lần hiến máu cứu người, ông còn cấp 4 vạn thẻ ưu tiên khám bệnh miễn phí và cấp phát thuốc miễn phí cho bệnh nhân diện chính sách ưu tiên. Quả như lời bình của nhà thơ Hữu Thỉnh - Chủ tịch Liên hiệp các hội văn học nghệ thuật Việt Nam về tập thơ Lửa tình của Nguyễn Hữu Khai: “…Cứu người không chỉ bằng thuốc, bằng võ nghệ mà bằng cả tấm lòng nhân ái và văn chương”.

Trăn trở với nguồn dược liệu phải lệ thuộc vào Trung Quốc, vừa đắt, vừa kém chất lượng, vừa mất chủ động, ông đã cất công lên tận Sìn Hồ - Lai Châu khai phá vùng trồng dược liệu, nơi mà xưa kia chuyên trồng thuốc phiện. Trong lúc vốn liếng kinh doanh còn quá thiếu thốn nhưng ông đã san sẻ để đầu tư xây dựng Công ty Dược liệu Bảo Long - Sìn Hồ, với hàng chục tỷ đồng cho việc đào tạo (tuyển hơn trăm học sinh Sìn Hồ - Lai Châu về Trường dạy nghề Bảo Long ăn học hàng năm trời), đầu tư làm đường, xây dựng trạm biến thế hạ áp điện, xây dựng nhà xưởng, sân phơi, kho tàng và hệ thống nước sinh họat, nước tưới. Ông cho bà con được kéo điện từ cơ sở Bảo Long về làng bản mà không yêu cầu phải đóng góp gì. Đồng thời xây dựng bể chứa nước trên núi bơm nước từ mạch nguồn lên rồi xả xuống tưới dược liệu và cho bà con dân bản cùng dùng. Vùng cao xa xôi hẻo lánh Rề Phìn, xã Xà Rề Phìn – huyện Sìn Hồ - tỉnh Lai Châu đã được “đô thị hóa”.

Ông Phùng Cù Sân – Bí thư huyện ủy Sìn Hồ, tỉnh Lai Châu trong lễ khai trương Công ty Dược liệu Sìn Hồ nói: “…Chúng tôi trân trọng tấm lòng cao cả, nhiệt tình của ông Nguyễn Hữu Khai đã băng rừng vượt suối đến với Sìn Hồ chấp nhận biết bao thử thách, khó khăn khắc nghiệt và dũng cảm xây dựng cơ sở dược liệu và giúp đỡ bà con  thiểu số xây dựng cuộc sống ấm no văn minh tại vùng xa xôi hẻo lánh, chưa có đường, chưa có điện, chưa có nhà ở…”.



Lương y, Ts Nguyễn Hữu Khai chỉ dẫn cho bà con người dân tộc
tìm kiếm cây thuốc quý tại cao nguyên Sìn Hồ - Lai Châu


Khi hỏi về giá dược liệu, Tiến sĩ Nguyễn Hữu Khai cho biết: “Dược liệu trồng và khai thác ở Sìn Hồ - Lai Châu hiện đắt gần gấp 2 lần so với ở Ninh Hiệp – Bắc Ninh và Hà Nội. Tại sao vậy?  Là bởi hiện tại Bảo Long cần dược liệu sạch, dược liệu có chất lượng cao. Tương lai, khi dự án dược liệu này được đầu tư nhân rộng thì giá thành sẽ giảm và khi ấy điều chính yếu được giải tỏa đó là không bị lệ thuộc vào Trung Quốc”.

Lo xa cho những đại sự nhưng Nguyễn Hữu Khai cũng là người quan tâm sâu sát, chăm lo chu đáo đến từng miếng cơm, manh áo và tâm tư tình cảm của nhân viên cũng như bạn bè. Lời giáo huấn đầu tiên của ông với học trò và nhân viên là: “… Chịu thiệt một tí để bạn mình vui! ”. Cưu mang và giúp đỡ nhiều người, nhưng bản thân mình lại chính là điển hình của một cuộc đời đau khổ, đói rét  và một quá khứ bất hạnh …! Tuy nhiên, Nguyễn Hữu Khai vẫn thản nhiên vui vẻ phấn đấu vươn lên trở thành thầy thuốc ưu tú trong công chúng, là một đại thụ trong làng y dược cổ truyền. Là người có lý tưởng, hoài bão và khát vọng mãnh liệt, luôn đột phá, luôn đi đầu trong các phong trào và luôn ứng xử rộng rãi, hào phóng, nhưng thực sự Nguyễn Hữu Khai chưa phải là người giàu có. Ông sinh hoạt đạm bạc. Đã từng xây biết bao nhiêu công trình, nhà cửa từ thành phố Hồ Chí Minh đến Hà Nội, Lai Châu … để làm cơ sở kinh doanh sản xuất, làm khu tập thể cho cán bộ công nhân viên và học sinh, nhưng gia đình ông vẫn ở khu tập thể như những gia đình cán bộ công nhân viên khác. Ông vẫn chưa nghĩ đến việc xây dựng nhà ở riêng cho gia đình và cũng chẳng muốn có một ôtô sang trọng. Xe của Tổng Giám đốc Bảo Long, cán bộ nào cũng có thể dùng khi có việc cần. Nguyễn Hữu Khai như một con suối nhỏ lận đận qua từng kẽ đá vạt rừng để đem lòng mình sẻ chia, tưới mát, chăm lo bảo vệ sự sống cho muôn vàn thảo mộc mà với mình thì chỉ những “trong veo”.
Tôi dừng bút trong sự tiếc nuối, bởi dữ liệu vẫn còn choáng ngập, bởi lòng mình vẫn còn xốn xang mà không đủ năng lực để biểu đạt. Những mong Đường đời phần hai, phần ba được ra mắt bạn đọc, bạn xem truyền hình để đáp ứng nhu cầu của đông đảo công chúng.








CỰU CHIẾN BINH, THẦY THUỐC ƯU TÚ NGUYỄN HỮU KHAI
VỚI NHỮNG PHẦN THƯỞNG VÀ QUÀ TẶNG


Hòa Thượng Thích Thanh Tứ – Chủ tịch Hội Phật giáo VN
Trao tượng Đức Phật bằng ngọc bích tới Thích Thành Tuệ (Nguyễn Hữu Khai)
Nhân đại lễ Phật đản Liên Hiệp Quốc (VesaK – 2008)
Tổ chức tại Trung tâm hội nghị quốc gia Mỹ Đình – Hà Nội (Ngày 14 tháng 5 năm 2008).



Đồng chí Trịnh Long Biên - Ủy viên Trung ương Đảng, P.Trưởng ban Kiểm tra Trung ương Đảng
Trao chân dung Hồ Chí Minh cho CCB Thầy thuốc ưu tú Nguyễn Hữu Khai
(Bên phải- Thầy thuốc Nhân dân, Bs Phạm Xuân Kôi - P.Chủ tịch tỉnh Điện Biên.
Bên trái Thiếu tướng GSTS Phạm Ngọc Giai nguyên Tổng cục trưởng Tổng cục Hậu cần Bộ Công an.
P.TGĐ Tập đoàn Y dược Bảo Long)

Thiếu tướng, Anh hùng lực lượng vũ trang Phạm Ngọc Lan
Chủ tịch Ban Liên lạc Cựu chiến binh Sư đoàn 305 Bộ binh, Dù
Đặc công trao tặng ảnh Đại tướng Võ Nguyên Giáp cho Cựu chiến binh
Lương y, Tiến sỹ Nguyễn Hữu Khai.

 Thủ Tướng Cộng hòa dân chủ Nhân dân Lào Thong Sing Sa ma Vong
Tặng kỷ niệm  quốc gia cho CCB, Thầy thuốc ưu tú Nguyễn Hữu Khai
 Chủ Tich Quốc hội Campuchia Heng Samrim Tặng CCB 
Thầy thuốc ưu tú  Nguyễn Hữu Khai chiếc Bình Bạc kỷ niệm quốc Gia

Ông Cao Kim Hường  Phó chủ tịch thường trực Hội đồng thi đua khen thưởng Trung ương
Tặng huân chương lao động hạng ba cho CCB, thầy thuốc ưu tú Nguyễn Hữu Khai


Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan trao tặng danh hiệu
“Tinh hoa Việt Nam” cho Lương y tiến sỹ, Võ sư Kiền Long (Nguyễn Hữu Khai)




Nhà thơ Hữu Thỉnh - Chủ tịch Hội nhà văn Việt Nam
Kiêm Tổng Biên tập báo Văn Nghệ trao giải thưởng đặc biệt
cho Nhà văn, Nhà báo Nguyễn Hữu Khai




Võ sư Nguyễn Hữu Khai thọ giáo tuyệt chiêu bí truyền của Đại sư phụ


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét