Thứ Sáu, 7 tháng 10, 2011

Kỳ IV: Sự thật không sư, không vãi

Kỳ IV: Sự thật không sư, không vãi

(DVT.vn) - Vì sao DN từng có hình ảnh đẹp lại đổ vỡ? Các cơ quan chức năng giám sát hoạt động DN như thế nào? Còn bao nhiêu DN “tiếng cả nhà không”?

Xem tin gốc:

http://www.baomoi.com/Ky-IV-Su-that-khong-su-khong-vai/45/7014386.epi





(DVT.vn) - Vì sao DN từng có hình ảnh đẹp lại đổ vỡ? Các cơ quan chức năng giám sát hoạt động DN như thế nào? Còn bao nhiêu DN “tiếng cả nhà không”? Cha ông ta thường nói: “Sư nói sư phải, vãi nói vãi hay” để thể hiện khi cãi nhau tay đôi hay tranh chấp một vụ việc nào đó, ai cũng muốn giành lẽ phải và quyền lợi cao nhất về mình.



Và như thế, rất khó đi đến sự thật.

Sự thật chỉ có một. Vì vậy, chỉ có thể thuộc về sư hoặc vãi mà thôi. Nhưng phần nhiều, sự thật trọn vẹn thường nằm ở phía khác, phía mà hai bên không nói hết.

Trong buổi làm việc với chúng tôi, bà Lê Thúy Hằng, vợ ông Khai và là Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Y dược Bảo Long nói : Nếu đi sâu vào mỗi việc thì còn nhiều cái bên trong, dài lắm, có nói cả ngày cũng không hết…

Chúng tôi chưa có ý định đi sâu vào mỗi việc và những cái bên trong của nó, mà thấy cần khép lại các vấn đề ở đây.

Trong loạt bài này, chúng tôi chưa lần nào sử dụng từ tranh chấp, chỉ dùng thương vụ vì bản chất vấn đề không phải là sự tranh chấp.

“Án tại hồ sơ”, qua những tài liệu chúng tôi có được, qua những lần làm việc với cả hai bên, có thể rút ra một số sự thật như sau:

Sự thật 1: Trước đó, nhất là vào đầu năm 2011, Tập đoàn Y dược Bảo Long đứng trước nguy cơ, đúng hơn là thảm họa của sự sụp đổ: nợ các ngân hàng Nông nghiệp, Đầu tư phát triển tại Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Lai Châu và vay nóng lãi suất cao hàng trăm tỉ đồng không có khả năng thanh toán dù chỉ tiền lãi.

Sự thật 2: Qua 20 năm nỗ lực phấn đấu, ông Nguyễn Hữu Khai và cộng sự đã xây dựng được nhiều cơ ngơi có giá trị, một thương hiệu Đông Nam dược Bảo Long đạt nhiều chứng chỉ sản phẩm chất lượng cao. Tuy nhiên, vào thời buổi suy thoái kinh tế, lạm phát tăng cao; lúc các nhược điểm về quản lý bộc lộ một cách nguy hại,tài sản mà Bảo Long có được không dễ chào bán, không dễ có một giá trị vừa đủ thanh toán nợ nần, vừa có một số vốn lớn để tiếp tục đầu tư phát triển sản xuất như mong ước.

Sự thật 3: Đúng lúc đó, ông Nguyễn Trường Sơn, Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc Tập đoàn Đầu tư xây dựng và Du lịch Bảo Sơn xuất hiện. Ông Sơn nhớ đó là ngày mồng 8 Tết âm lịch. Các văn bản của Bảo Long nói là tháng 2/2011. Điều này trùng khớp. Vì tình giao hảo lâu ngày (như đã kể ở kỳ 1) ông Sơn đã cho ông Khai vay một số tiền đủ trả nợ nóng mà không cần thế chấp gì. Rồi một bên có tiền (ông Sơn), một bên cần chuyển nhượng, hai bên đi đến những thỏa thuận mua bán.

Việc ông Sơn cho vay nợ, việc ông Sơn bỏ tiền ra mua 4 cơ sở của Bảo Long vào các thời điểm khác nhau, với Bảo Long như một sự cứu vớt. Chỉ có anh mới cứu được chúng em; Cho đến bây giờ, chúng em vẫn biết ơn anh ấy… Khẳng định ấy của Bảo Long cho thấy công lao của Bảo Sơn.

Sự thật 4: Trong kỳ 3, chúng tôi có đưa ý kiến của bà Hằng, đại diện cho Bảo Long về việc Bảo Sơn còn thiếu của Bảo Long 125 tỉ đồng (mặc dù trong hợp đồng không nêu khoản tiền này) vì chưa mua thương hiệu.

Bà Hằng khẳng định: Số tiền 227,5 tỷ đồng này không bao gồm: 100% vốn góp của các cổ đông (27 tỷ đồng); Tiền chuyển nhượng cổ phần Bệnh viện Đa khoa Bảo Long (5,1 tỷ đồng); Thương hiệu Công ty Cổ phần tập đoàn Y dược Bảo Long; Bản quyền thương hiệu các sản phẩm thuốc của công ty Bảo Long; Thương hiệu bệnh viện Đa khoa tư nhân Bảo Long, Thương hiệu trường phổ thông võ thuật Bảo Long.

Bảo đảm tôn trọng ý kiến các bên, nhưng để bảo đảm trách nhiệm với các thông tin do mình đưa ra, ở đây, báo DVT thấy cần viện dẫn một tài liệu có tính pháp lý. Đó là Bản cam kết làm ngày 11/07/2011 của ông Nguyễn Hữu Khai, Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc cùng các cổ đông của Công ty CP Tập đoàn Y dược Bảo Long là bà Lê Thúy Hằng, ông Nguyễn Hữu Sinh (em ông Khai) và ông Nguyễn Hữu Khai. Theo đó, ba người đã cùng cam kết:

“1. Chuyển nhượng 100% cổ phần của các cổ đông - thành viên trong Công ty cổ phần Tập đoàn Y dược Bảo Long; Công ty TNHH Bệnh viện Đa khoa tư nhân Bảo Long và Trường phổ thông Võ thuật Bảo Long cho Công ty CP Tập đoàn Đầu tư Xây dựng và du lịch Bảo Sơn mà không có kiện cáo gì. Mọi thủ tục thay đổi đăng ký kinh doanh đã được thực hiện theo đúng quy định của pháp luật tính đến thời điểm ký kết bản cam kết này.

2. Hợp đồng chuyển nhượng số 01/CNCP&TS/BL-BS ngày 03/03/2011 đã ký kết bao gồm chuyển nhượng toàn bộ vốn cổ phần của các cổ đông (được ghi danh sách trong Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và cổ đông hiện hữu theo quy định của pháp luật) và phần vốn góp bổ sung của các cổ đông với giá trị sinh lời tính đến ngày chuyển nhượng cùng toàn bộ 53.382,7m2 quyền sử dụng đất, tài sản hình thành trên đất, hạ tầng kỹ thuật bao gồm cả các công trình ngầm, trạm xử lý nước thải, trạm biến áp,... (trừ máy phát điện vẫn thuộc quyền sở hữu của Bên A), cây cối, hoa màu, nhãn hiệu và bản quyền thương hiệu sản phẩm. Các cổ đông đều đồng thuận, hiểu, thống nhất và không có kiện cáo gì.

3. Kể từ thời điểm ký Bản cam kết này, các cổ đông công ty Bảo Long không có quyền khiếu kiện và mọi quyền lợi liên quan đến Công ty Bảo Long đều chấm dứt”.

Tái hiện một góc phố cổ ở Thiên Đường Bảo Sơn.


- Tại biên bản thỏa thuận ngày 08/06/2011, hai bên đã thỏa thuận ký kết là CTCP Tập đoàn Y dược Bảo Long (lúc này Tập đoàn Y dược Bảo Long đã có chủ mới là CTCP Tập đoàn Đầu tư Xây dựng và du lịch Bảo Sơn và một số cổ đông mới) đồng ý bán thương hiệu và bản quyền sản xuất 15 mặt hàng được Bộ Y tế cấp phép cho ông Nguyễn Hữu Khai – Giám đốc Công ty TNHH Đông Nam dược Bảo Long với giá 300.000.000 đồng. Như vậy lập luận cho rằng Bảo Sơn chưa thanh toán tiền thương hiệu cho Bảo Long là thiếu cơ sở.

Về câu chuyện 80 tỉ đồng, chúng tôi cũng được bên Bảo Sơn cho biết, việc định giá tài sản ở Hóc Môn và Sìn Hồ của Bảo Long với giá trị khoảng 80 tỉ đồng là tạm ước của hai bên. Đó chính là thế chấp của Bảo Long để Bảo Sơn cho Bảo Long ứng tiền trả nợ ngân hàng khẩn cấp. Còn 37,3 tỉ đồng là số tiền Bảo Sơn mua gì, thanh toán đến đấy, không có văn bản, hợp đồng nào bắt buộc Bảo Sơn phải mua toàn bộ đất Hóc Môn và Sìn Hồ của Bảo Long với giá 80 tỉ đồng.

Mặt khác Bảo Sơn lại đầu tư tiếp cho ông Khai 10 tỷ đồng bằng hai hợp đồng đầu tư sản xuất và thêm 1 hợp đồng cho vay 4,5 tỷ đồng. Tổng cộng Bảo Sơn đã cho Bảo Long vay 51,8 tỷ đồng.

Sự thật 5: Giá trị 227,5 tỷ đồng là tiền vốn của Bảo Long dưới dạng tiền sử dụng đất thuê và tài sản trên đất được hình thành bởi vốn góp của các cổ đông và tiền vay mượn mà có, do vậy thực chất đó là vốn cổ phần và các giá trị sinh lời. Việc mua 227,5 tỷ đồng thực chất là mua bán cổ phần của cả hai bên.

Sự thật 6: Căn cứ vào biên bản ngày 08/06/2011 thì Bảo Long thuê lại toàn bộ nhà xưởng mà Bảo Sơn đã nhận chuyển nhượng với giá 500.000.000 đồng/ tháng để tiếp tục sản xuất. Mặt khác, chủ sở hữu của Công ty CP Tập đoàn Y dược Bảo Long, Bệnh viện Đa khoa Bảo Long hiện nay thuộc Công ty CP Tập đoàn Đầu tư Xây dựng và Du lịch Bảo Sơn và các cổ đông mới mà không thuộc ông Khai và Bà Hằng nữa (căn cứ vào Giấy đăng ký kinh doanh do Sở Kế hoạch Đầu tư cấp). Việc sắp xếp tổ chức sản xuất là quyền của những ông chủ mới.

Sự thật 7: Toàn bộ số tiền mua bán được quy định trong Hợp đồng số 01/CNVCP-TS/BL-BS ký ngày 03/03/2011với nội dung: “... chuyển nhượng100% vốn cổ phần của các cổ đông (được ghi danh sách trong Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp) và phần góp vốn bổ sung của các cổ đông với giá trị sinh lời tính đến ngày chuyển nhượng cùng toàn bộ diện tích đất, tài sản xây dựng trên đất, bản quyền thương hiệu sản phẩm...” là 227,5tỷ đồng đã được Công ty CP Tập đoàn Đầu tư Xây dựng và Du lịch Bảo Sơn và các cổ đông thanh toán đầy đủ 100% giá trị hợp đồng cho Bảo Long và các cổ đông, và ông Nguyễn Hữu Khai cũng đã xác nhận là nhận đủ số tiền đó.

Từ những gì được thể hiện trong hợp đồng và các văn bản khác, mà trên đây chỉ mới trích một phần, chúng tôi không cho rằng, và bạn đọc cũng không thể tin rằng: “Ông Sơn lấy chiêu bài hợp tác đầu tư nâng cấp Tập đoàn Y dược Bảo Long nhưng ông ta đã tàn nhẫn thực hiện hành vi “bóp chết” Bảo Long” (Đơn kêu cứu của ông Khai) cũng như “Mất công ty, thương hiệu vì nhẹ dạ cả tin” như báo Đại Đoàn kết các số ra ngày 27/8; 29/8; 30/8 đã đưa.

Mấu chốt là, việc chuyển nhượng và nhận chuyển nhượng được tiến hành đúng pháp luật; có giá trị giải quyết tình thế cho Bảo Long vào một thời điểm quan trọng. Thực tế, Bảo Long đã tự đánh mất mình. Kể cả dùng từ đẹp đẽ là rủi ro; về tâm lý, tình cảm có thể chia sẻ; thì bản chất vấn đề vẫn không hề thay đổi!

Những công việc của hai bên, đó là công việc nội bộ và thuộc thẩm quyền phán xử của các cơ quan chức năng.

Nhưng về phía công luận, chúng ta có thể đặt những dấu hỏi là Vì sao một doanh nghiệp có hình ảnh đẹp như Bảo Long lại đổ vỡ? Các cơ quan chức năng giám sát hoạt động của doanh nghiệp như thế nào? Vì sao ngân hàng cứ đổ tiền cho vay những nơi dễ biến thành nợ xấu? Nhiều vị lãnh đạo thân thiện với Bảo Long, đã hiểu biết và giúp đỡ Bảo Long như thế nào để có sự phát triển bền vững? Hiện trên thực tế còn những doanh nghiệp nào “tiếng cả, nhà không”?...

Nhóm PV Pháp luật


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét