Thứ Sáu, 7 tháng 10, 2011

Bài số 7:“Chúng tôi không nhượng bộ nữa”...

“Chúng tôi không nhượng bộ nữa”...

Xem tin gốc:

http://www.baomoi.com/Chung-toi-khong-nhuong-bo-nua/45/7122877.epi


Lương y, TS Nguyễn Hữu Khai thuyết trình đề tài "Chăm sóc và bảo vệ
sức khỏe" cho 3.800 hội viên Hội Người cao tuổi tại Trung tâm
Hội nghị Quốc gia Mỹ Đình, năm 2006






Hai doanh nghiệp tư nhân là Tập đoàn Y dược Bảo Long và Tập đoàn đầu tư Xây dựng và Du lịch Bảo Sơn đang chơi trò “ảo thuật” để chuyển nhượng tài sản và thương hiệu có vẻ hi hữu, đầy nghi ngờ...
Đạo lí giáo huấn con người của cổ nhân hết sức khắt khe, chỉ những tiêu chí đạo đức như Tam cương, Ngũ thường, Tam tòng, Tứ đức đã đủ kỉ cương, khuôn phép cho một cách sống không được buông thả theo ý thích của mình. Nhưng trong đời thường vẫn được nới giãn bằng những thành ngữ như: “Ăn tùy nơi, chơi tùy chốn”. Trong mưu sinh hưởng thụ có muôn vàn cung cách, hay có, dở có, tốt có, xấu có, thậm chí có cả hành vi tồi tệ, vô luân thường đạo lí.

Chẳng phải ai cũng có ý thức, cũng biết điều. Thiên hạ lắm kẻ “được đằng chân, lân đằng đầu”, cậy thế, cậy tiền đè nén, trấn áp lừa lọc, bất chấp đối tượng, ăn được là ăn, chơi được là chơi. Với sự lạnh tanh vô cảm!

Vừa hôm qua tôi cảm kích não lòng, trước hình ảnh trong nhà mình. Mẹ tôi 80 tuổi, cái tuổi cụ vì lo sức khỏe mà giảm bớt sự quan tâm chuyện đời. Ấy vậy mà mẹ tôi khóc, nước mắt lã chã.

Mẹ ơi! Sao vậy! Mẹ tôi nghẹn ngào từng tiếng: “Cái ông thầy thuốc trong phim “Đường đời” sao khổ mãi thế. Mà sao người ta ác thế…!”. Đứa cháu ngoại gấp tờ báo lại thanh minh: “Con chỉ đọc báo cho bà nghe thôi ạ”. Tôi đón tờ báo Đại đoàn kết số ra thứ 5 ngày 29-9-2011 từ tay cháu. “Nguyễn Hữu Khai, 60 năm gỡ chửa xong phận mình…!”. Rồi tôi đọc một mạch hết bài viết. Phải rồi! Mẹ tôi khóc, thương hoàn cảnh, cuộc đời Nguyễn Hữu Khai – Một người dưng nhưng đáng để đồng cảm và chia sẻ.

Tại sao vậy nhỉ? “Bảo Long” thì ai chẳng thân thiện. “Bảo Sơn” thì mấy ai không biết! Nhưng cái ngưỡng chưa quá thì mọi sự vẫn có thể nằm trong yên lặng!

Ngày 23-8-2011, tôi cũng được Công ty cổ phần Tập đoàn đầu tư xây dựng và Du lịch Bảo Sơn gửi thư mời tới dự lễ kỉ niệm 20 năm ngày thành lập.

Hội trường rộng, rất đông anh chị em đại diện cho hơn bốn chục cơ quan truyền thông, báo chí, đã được nghe, được phát tài liệu và cả tặng quà. Nhưng tôi không thể viết gì, nói gì như họ mong muốn. Và từ đó tới nay đã hơn một tháng, các bạn đồng nghiệp của tôi cũng lặng thinh…!

Sự vụ giữa “Bảo Long” và “Bảo Sơn” ngày càng căng thẳng, tới mức, không thể ngồi lại với nhau. “Bảo Long” đã chuyển đi. Nhường cơ sở cho Bảo Sơn để “cải tạo, nâng cấp” nhưng nay lại chuyển về. “Bảo Sơn” ngăn chặn, khống chế… nhưng “con rồng từ đất chui lên” ấy, vẫn bình tĩnh như đất, vẫn rắn như đất, vẫn dày dặn như đất và vẫn bền như đất,…!


Dược sĩ Nguyễn Hằng Nga, Trợ lí Tổng giám đốc, phụ trách quản lí tài sản, cơ sở vật chất của Tập đoàn Y dược Bảo Long tâm sự: “Ông Nguyễn Trường Sơn đã bội ước, không hợp tác, đầu tư nâng cấp “Bảo Long” nhưng lại vội vã thay tên đổi chủ, xóa bỏ chức năng sản xuất thuốc và khám chữa bệnh trong giấy Đăng kí kinh doanh của Công ty Cổ phần Tập đoàn Y dược Bảo Long, khiến cho sản phẩm thuốc được Bộ Y tế cấp giấy phép sản xuất bị vô hiệu. Hơn thế, còn mang danh nghĩa Chủ tịch Hội đồng quản trị ra lệnh đóng cửa các chi nhánh, cửa hàng, đại lí thuốc của Bảo Long trên toàn quốc. Nếu không mặn mà với ngành y, dược thì cứ mua đất, mua nhà để “Bảo Long” chuyển chức năng y dược cho đơn vị khác, việc gì phải loại trừ hết CBCNV Bảo Long và hủy hoại một cách lãng phí như vậy? Đối với thầy em (TS. Nguyễn Hữu Khai) luôn kính trọng và tuân thủ mà ông ấy cũng sát phạt, loại trừ…! Thầy em xây dựng biết bao nhà xưởng và nhà ở tập thể cho CBCNV nhưng chẳng chịu xây nhà riêng cho gia đình. Cứ bảo ở chung với anh em cho vui, khi lỡ kí bán cơ sở cho ông Sơn mới tính xây nhà riêng. Mấy tháng trước, ông Sơn bảo sang năm mới cải tạo tới khu gia đình thầy em ở, nhưng vừa nói xong mấy tuần ông ấy đã đổi ý. Tối hôm ấy thầy em phải nhờ người tới cúng tạ lỗi với tổ tiên, ông bà để chuyển bàn thờ đi. Lúc này nhà mới thì chưa xây xong. Em hỏi chuyển các cụ tới thờ ở đâu hả thầy? Thầy bật khóc… Chưa thấy bao giờ thầy em khóc nhiều như vậy…! Rồi hôm sau bằng Văn bản số: 105/2011/CV-GĐ, ông Sơn ra lệnh: “…Bàn giao trong ngày 27-6-2011 mặt bằng khu nhà 10 tầng và khu nhà 5 tầng cho đơn vị thi công”. Nhận được công văn chúng em bàng hoàng nhẩm tính còn chưa đầy 15 tiếng mà phải chuyển toàn bộ hệ thống thiết bị bàn ghế, giường tủ, kho tàng... của 10 tầng lầu và toàn bộ máy móc, y cụ, giường bệnh của Bệnh viện Bảo Long trong 5 tầng lầu, chỉ ném đồ ra cửa cũng không kịp, nhưng vẫn phải chấp hành.

Tổng giám đốc cho tạm ngưng tất cả các bộ phận sản xuất, kinh doanh, khám chữa bệnh và thuê thêm cả người ngoài để dọn nhà. Thời tiết lại không ủng hộ, cứ mưa tầm tã. Anh chị em công nhân nước mắt lẫn nước mưa, áo quần ướt sũng. Dọn cả đêm tới 10 giờ sáng hôm sau mới gần xong. Tổng giám đốc chỉ đạo cho phòng hành chính thông báo với cán bộ hành chính của Bảo Sơn là: Chúng tôi đã sẵn sàng bàn giao, còn một số đồ giá trị thấp chấp nhận vứt bỏ. Đầu giờ chiều mới thấy cán bộ chuyên viên của Bảo Sơn tới, lại trách thầy Khai: “Sao chuyển hết giảng đường, phòng thí nghiệm và bệnh viện gom lại thế này thì đầu tháng 7 Bộ Y tế và Bộ Giáo dục Đào tạo lên thẩm định làm sao đạt…? Sau đó ông Sơn lại yêu cầu không chuyển nữa. Những gì đã chuyển đi nay lại đưa về chỗ cũ. Thầy Khai lại động viên toàn thể anh chị em chấp hành chỉ đạo của “Chủ tịch Hội đồng quản trị”. Ông Sơn hứa sẽ bồi dưỡng cho anh chị em 50 triệu đồng… Nhưng số tiền đó chẳng bao giờ có được…!

Với Bệnh viện Đa khoa Bảo Long của chúng tôi, tuy nhỏ nhưng là một thương hiệu độc đáo bởi uy tín về hiệu quả điều trị và y đức nên kể cả các bác lãnh đạo nước ta cùng các vị lãnh đạo Đảng và Nhà nước Lào, Cam-pu-chia cũng tin tưởng tới khám chữa bệnh. Bệnh nhân từ mọi miền đất nước và cả Việt Kiều cũng tìm về chữa bệnh. Hằng ngày, 24/24 giờ chúng tôi tận tụy chăm lo khám chữa bệnh và cấp cứu giữ gìn sinh mệnh và sức khỏe cho hàng trăm người. Thế mà ông Sơn nỡ lấy con dấu đi. Không có con dấu, chúng tôi không đủ điều kiện để chuyển tuyến cấp cứu cho bệnh nhân, không đủ điều kiện chứng nhận sức khỏe cho bệnh nhân, không làm thủ tục ra viện được, không làm thủ tục thanh toán chế độ bảo hiểm y tế được… Ông ấy còn đổi tên Bệnh viện Đa khoa Bảo Long thành Bệnh viện Đa khoa Bảo Sơn. Thay hết thành viên trong đăng kí kinh doanh thành tên ông ấy cùng vợ, con của ông ấy. Tại cuộc họp do Sở Y tế thành phố Hà Nội triệu tập để giải quyết việc này, ông Sơn đã nhận lỗi, hứa sẽ trả lại tên và con dấu của Bệnh viện đa khoa Bảo Long. Nhưng sau một tháng ông ấy ra văn bản cho Bệnh viện Đa khoa Bảo Sơn ngưng hoạt động …!

Ông Sơn công bố trước các cơ quan truyền thông, báo đài là đã hoàn thành chuyển nhượng 100% vốn cổ phần của Tập đoàn Y dược Bảo Long (thực ra hai bên chỉ kí hợp đồng nhượng ba đơn vị trong số 12 đơn vị thuộc Tập đoàn Y dược Bảo Long). Việc công bố lấp lửng này khiến cho nhiều cổ đông của Tập đoàn Y dược Bảo Long hoang mang và tìm đến đòi rút cổ phần, gây khó khăn không nhỏ cho Tập đoàn Bảo Long. Trong hợp đồng chuyển nhượng, ông Sơn không chịu thanh toán tiếp các khoản như đã kí kết với lí do chưa thỏa thuận việc tính giá các khoản và đưa ra giải pháp cho Bảo Long vay 80 tỉ đồng để trả tiền cổ đông và làm vốn lưu động. Việc cho vay này lại cài đặt các điều kiện để giữ hết giấy tờ chủ quyền, đất đai, nhà cửa các đơn vị thuộc Tập đoàn Y dược Bảo Long (thông qua công chứng Nhà nước để làm thủ tục). Thế rồi ông Sơn giữ hết giấy tờ chủ quyền đất đai, nhà cửa của Bảo Long nhưng chỉ giải ngân 37 tỉ đã khiến Bảo Long cạn kiệt tài chính, không còn cách nào vay mượn được…

Tới nay, thầy trò chúng tôi không nhượng bộ với Tập đoàn Bảo Sơn nữa và sẽ thực hiện những cam kết theo quy định của pháp luật, để khôi phục lại mọi hoạt động của mình…”

Ghi chép của Minh Cường

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét